Bế mạc phiên họp thứ 8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/3/2017 | 8:53:08 AM

Chiều 21/3, tại Nhà Quốc hội, bế mạc Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.

Sau 6 ngày làm việc, chiều 21/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thứ 8.

Trước đó, cho ý kiến dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) trong phiên họp sáng nay, đa số ý kiến cho rằng, thủy sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận, vì thế việc sửa đổi Luật cần có các quy định nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này.

Tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Thủy sản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần có các quy định cụ thể về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định các chính sách cụ thể về đầu tư, hỗ trợ kinh phí, chính sách khuyến khích cho các hoạt động thuỷ sản phát triển.

Trong điều kiện nguồn lợi thuỷ sản hiện nay ngày càng cạn kiệt, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản gần bờ gặp nhiều khó khăn thì việc đề ra chính sách phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo và an ninh quốc phòng là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đề ra các chính sách ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển trong chuỗi các hoạt động thủy sản nhằm phát triển nghề cá theo hướng hiện đại.

Về lực lượng kiểm ngư, có ý kiến đề nghị giữ nguyên tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm ngư như hiện nay bao gồm Kiểm ngư Trung ương và Kiểm ngư vùng, không thành lập thêm hệ thống kiểm ngư tại địa phương.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại cho rằng, bên cạnh hệ thống Kiểm ngư Trung ương và Kiểm ngư vùng, đề xuất thành lập hệ thống Kiểm ngư tại 28 tỉnh ven biển. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị không nhất thiết tỉnh nào cũng có mà tùy theo mức độ quan trọng, phạm vi vùng biển phụ trách thì có thể thành lập kiểm ngư cấp tỉnh.

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, quy định về các tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ; phương án cứu nạn, cứu hộ; huy động lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ; hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để cứu nạn, cứu hộ; ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ; quyền và trách nhiệm của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ…

Kết luận phiên họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện các dự thảo Luật trước khi gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Riêng đối với dự án Luật Quy hoạch, do còn có các ý kiến khác nhau, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nghiêm túc tiếp thu, hoàn chỉnh, trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sắp tới và trình ra tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(Theo VOV)

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục