UBND tỉnh Yên Bái lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện Dự án chỉnh trị tổng thể khu vực suối Thia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/1/2018 | 6:41:48 PM

YênBái - YBĐT - Chiều 5/1, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức buổi làm việc với Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, các chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các đơn vị liên quan để xin ý kiến bổ sung, hoàn thiện Dự án chỉnh trị tổng thể khu vực suối Thia, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.



Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh, trong tháng 10/2017, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xuất hiện mưa to đến rất to. Tại các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ xảy ra lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
 
Hệ thống kè chống lũ trên các suối thuộc ba địa phương trên bị hư hỏng nghiêm trọng. UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các ngành chức năng lập Dự án chỉnh trị tổng thể khu vực suối Thia bao gồm cả dòng nhập lưu, phân lưu của suối Thia. 

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 600 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 3 năm. Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo ổn định lưu vực suối Thia, bảo vệ tính mạng, tài sản, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân và công trình hạ tầng.
 
Đến nay, Dự án đã hoàn thành công tác khảo sát, lập dự án đầu tư, xin ý kiến chuyên gia để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến vào Dự án quy hoạch chỉnh trị khu vực suối Thia. Các ý kiến đều cho rằng, đây là công trình có quy mô lớn, được thực hiện trên các dòng suối có chế độ dòng chảy phức tạp, không ổn định. 

Để đảm bảo tính khả thi và độ bền vững cho công trình thuộc Dự án sau khi thi công, đáp ứng các mục tiêu của dự án đề ra, giúp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng, ổn định đời sống nhân dân, các đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn cần xác định và giải thích rõ quy định về cấp công trình, thiết kế các công trình chống lũ; nghiên cứu kỹ tính ổn định của kè mái, tính toán kỹ thủy văn, thủy lực để đưa ra phương pháp chỉnh trị cao nhất. Đơn vị tư vấn cần xem xét chế độ xả lũ của các công trình thủy điện trên đầu nguồn gây xói lở mạnh hai bờ suối Thia; việc bố trí các cụm mỏ hàn, đập khóa để đảm bảo hiệu quả chống lũ và Dự án cần bổ sung thêm tài liệu địa chất khảo sát và mặt cắt ngang của công trình; lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ trên dòng.
 
 
 
Các ý kiến tham gia tại Hội nghị.
 
Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn cần có đánh giá tác động ảnh hưởng của Dự án đối với các công trình giao thông, nhất là đối với 2 công trình cầu suối Thia; tính toán phân kỳ đầu tư hợp lý, không gây ảnh hưởng đến hệ thống kè đã có; cần có đánh giá ổn định theo chiều đứng (giới hạn xói sâu) tại các vị trí để có cơ sở lựa chọn chiều sâu chân kè.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy khẳng định đây là dự án chỉnh trị tổng thể, dài hạn, đảm bảo an toàn, phù hợp với thực tiễn của địa phương, góp phần phát triển bền vững cơ sở hạ tầng, ổn định đời sống nhân dân. Đồng chí đánh giá cao sự nỗ lực của đơn vị tư vấn trong thời gian ngắn đã có sản phẩm tư vấn được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc.
 
Qua ý kiến của các chuyên gia, đồng chí đề nghị đơn vị tư vấn cần đánh giá sâu, đưa ra dữ liệu đầu vào đảm bảo đầy đủ, chính xác; bổ sung làm rõ thêm thực trạng công trình sau mùa lũ năm 2016 và năm  2017, mức độ hư hỏng, nguyên nhân phá hủy, mức độ ảnh hưởng, đánh giá tác động của các công trình thủy điện, đồng thời đánh giá thêm hiện trạng các công trình chưa bị phá hủy, kết hợp với điều tra xã hội học để bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho phương án sau này.
 
Liên quan đến hệ số an toàn trong thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, mác bê tông…, đồng chí đề nghị đơn vị tư vấn có giải trình rõ hơn để đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời nên có chỉ dẫn kỹ thuật, làm rõ các yếu tố có liên quan, đưa ra phương án phù hợp nhất.
 
 
Các đơn vị tư vấn nghiên cứu bản vẽ hiện trạng công trình.

Về giải pháp chỉnh trị, đồng chí đề nghị đơn vị tư vấn cần tính toán kỹ về hiện trạng, hệ số thủy lực và giải pháp kết cấu; quy hoạch chỉnh trị và phân kỳ đầu tư, cơ sở thiết kế, lựa chọn giải pháp, kích thước, kích cỡ và bổ sung thêm các công trình quan trắc. Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn cần xem xét tác động của Dự án đối với các quy hoạch về đô thị, giao thông và thanh thải dòng chảy, gia cố hai bên bờ suối Thia.
 
Về giải pháp kết cấu, giải pháp thi công tại các vị trí xung yếu, vị trí đi qua đô thị, đơn vị tư vấn cần có các giải pháp phù hợp cho từng vị trí và có hệ thống thoát nước phù hợp. 

Về tiến độ Dự án, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp để đẩy nhanh việc triển khai; đơn vị tư vấn bổ sung thêm nhân lực; chủ đầu tư sớm lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra, đồng hành cùng đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai Dự án.

Mạnh Cường 

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục