Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Vẫn còn hiện tượng thất thoát nhiều trong đầu tư xây dựng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/4/2018 | 2:02:29 PM

YênBái - YBĐT - Sáng 20/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản. 

Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.


Cùng dự có  Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng các bộ, ngành và các địa phương tại các điểm cầu trên cả nước. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, địa phương.

Đến thời điểm này, các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của 12 luật khác nhau và rất nhiều nghị định, nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn các Bộ, ngành và hơn 20 nghìn tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật….
 
Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống pháp luật trong đầu tư xây dựng đã ngày càng được hoàn thiện góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, chất lượng công trình được nâng cao. Nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư xây dựng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tiếp tục đánh giá và có giải pháp tháo gỡ.
 
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản có liên quan đến thể chế, quy định pháp luật bao gồm liên quan đến Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Nhà ở và quy định về quản lý đô thị, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu…
 
Ngoài ra, trong quá trình triển khai đầu tư, xây dựng cơ bản còn gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến khâu tổ chức thực hiện quy định pháp luật, nhiều văn bản còn chồng chéo, sự phối hợp công việc giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nguồn nhân lực chưa hài hòa…. 
 
Đối với tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, hàng năm chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thiên tai như bão lũ, do vậy, các công trình thuộc diện cấp bách là phổ biến nhưng chưa được nêu rõ trong Luật Xây dựng mà chỉ được nêu trong Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ. 

Bên cạnh đó, theo kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 được giao, hiện tỉnh Yên Bái còn thiếu khoảng 800 tỷ đồng vốn ODA để triển khai hoàn thành các dự án đã ký kết hiệp định, trong đó có nhiều dự án kết thúc hiệp định vào năm 2018.
 
Do đó, để đảm bảo phù hợp với tiến độ triển khai, thực hiện các dự án, Yên Bái đề nghị Trung ương xem xét, chỉnh sửa Luật Đầu tư công, việc điều chỉnh nguồn vốn ODA; có văn bản hướng dẫn để có sự thống nhất đối với các quy định trong Luật Xây dựng và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ quy định về công trình khẩn cấp, cấp bách…

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thực tế vẫn còn hiện tượng thất thoát nhiều trong đầu tư xây dựng. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng nhiều cơ quan chức năng gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân khiến một số dự án sử dụng vốn đầu tư công quy mô lớn bị dừng, giãn tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện. 

Do đó. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về quản lý đầu tư xây dựng, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư triển khai đúng tiến độ với chất lượng cao.
 
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải nhanh chóng tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn hóa và minh bạch hóa các thủ tục hành chính và phương thức xử lý thủ tục hành chính, thủ tục giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu, đất đai, giải phóng mặt bằng, sự phối hợp của nhà thầu với các địa phương; chế độ công tác kiểm tra, quản lý chất lượng, giám sát tiến độ và phương thức xử lý thủ tục hành chính, từ đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ; tránh cơ chế xin - cho, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, rườm rà ảnh hưởng đến thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; tăng cường đối thoại với người dân, doanh nghiệp; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các bộ, ngành; đẩy mạnh việc thực hiện các công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước nhanh chóng, hiệu quả nhưng không được làm ẩu, làm trái pháp luật; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện, sửa đổi các văn bản luật theo chức năng nhiệm vụ của mình đảm bảo bớt các thủ tục rườm rà, cản trở…

Thanh Tân

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục