Hội thảo kỷ niệm 90 năm Khởi nghĩa Yên Bái (10/2/1930 – 10/2/2020)

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/12/2019 | 12:42:34 PM

YênBái - Sáng 10/12, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội thảo kỷ niệm 90 năm Khởi nghĩa Yên Bái. Đây là hoạt động của tỉnh Yên Bái hướng tới kỷ niệm 90 năm Khởi nghĩa Yên Bái (10/2/1930 – 10/2/2020).


Các đồng chí: Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Quang Hải - Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam đồng chủ trì buổi Hội thảo.

Tham dự Hội thảo còn có Giáo sư Nguyễn Văn Khánh - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); thạc sỹ Nguyễn Văn Biểu - Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Các đồng chí Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; đại diện thường trực các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy; lãnh đạo Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Quản lý di tích và phát triển du lịch, Hội Khoa học lịch sử tỉnh; đại diện thân nhân gia đình liệt sỹ Nguyễn Thái Học và liệt sỹ Phó Đức Chính.

Báo cáo Đề dẫn Hội thảo kỷ niệm 90 năm Khởi nghĩa Yên Bái (10/2/1930 - 10/2/2020) do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trình bày khẳng định: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái ngày 10/2/1930 tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn tại một địa bàn không rộng và cuối cùng không thành công nhưng lại là một trong những sự kiện lớn, có ảnh hưởng sâu sắc trên phạm vi toàn quốc, có tiếng vang lớn trên thế giới. 

Nhiều vấn đề đặt ra từ cuộc khởi nghĩa Yên Bái vẫn còn cần được tiếp tục nghiên cứu một cách khoa học, công phu nhằm làm rõ thêm về một sự kiện trong lịch sử nước ta nói chung và thiết thực giúp cán bộ và nhân dân Yên Bái hiểu rõ hơn về quá trình diễn biến, vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa, về những đóng góp của các chiến sĩ, đồng bào đã từng tham gia vào cuộc khởi nghĩa.  

Qua đó góp phần phát huy, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương, thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, thiết thực đóng góp công sức, trí tuệ cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đề ra, quyết tâm xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh.



Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo.



Đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu bế mạc Hội thảo.



 Ông Nguyễn Văn Tuấn – cháu ruột của liệt sỹ Nguyễn Thái Học phát biểu cảm tưởng tại Hội thảo.



 Giáo sư Nguyễn Văn Khánh - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)  tham luận tại Hội thảo:





Nhạc sỹ, nhà văn Ngọc Bái tham luận tại Hội thảo:



Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và các hoạt động bạo động khác của Việt Nam Quốc dân đảng đầu năm 1930 đã làm rung động toàn bộ hệ thống chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, tạo ra những chấn động lớn tại nước Pháp đương thời. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thực dân Pháp đã có thời gian và điều kiện tập trung lực lượng chống trả, đàn áp và rốt cuộc tất cả các cuộc nổi dậy đều đã nhanh chóng đi đến thất bại… 

Cuộc khởi nghĩa không thành công đã đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong tiến trình của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc nước ta, bởi vì từ "sau cuộc bạo động Yên Bái, ngọn cờ phản đế, phản phong, ngọn cờ giải phóng dân tộc đã chuyển dần qua tay giai cấp vô sản…”. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái tuy thất bại nhưng tinh thần yêu nước, những tấm gương hy sinh vì độc lập, tự do của các nghĩa sĩ Yên Bái vẫn được nhân dân ta nối tiếp và phát huy.

Ông Phó Đức Chí - Người thân chí sỹ yêu nước Phó Đức Chính nói về Cuộc khởi nghĩa Yên Bái:



Tại Hội thảo, các đại biểu đã cung cấp thêm nhiều thông tin, tư liệu mới, những nhận thức mới đối với sự kiện lịch sử này, tập trung vào một số nội dung như: Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái trong lịch sử cách mạng Việt Nam; Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và đồng sự trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái; diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự hy sinh oanh liệt của các nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính cùng các đồng sự trên pháp trường của thực dân Pháp tại Yên Bái; ý nghĩa lịch sử cách mạng và bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Yên Bái trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ Yên Bái hiện nay.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Biểu - Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam:



Ngoài những tham luận trên, tại Hội thảo, các đại biểu còn được nghe nhiều tham luận có chất lượng như: quá trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và việc xuất bản cuốn tiểu thuyết lịch sử "Ngang trời mây đỏ” của nhạc sỹ, nhà văn Ngọc Bái; giá trị tốt đẹp của truyền thống lịch sử cách mạng từ cuộc khởi nghĩa Yên Bái trong xây dựng, phát triển thành phố hôm nay; công tác xây dựng, tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái tại công viên Yên Hòa, thành phố Yên Bái.


Quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định: Hội thảo kỷ niệm 90 năm khởi nghĩa Yên Bái là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, như một nén hương thơm kính dâng lên các hương hồn liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. 

Đồng chí cho rằng, Hội thảo đã làm rõ về bối cảnh, diễn biến, nguyên nhân thất bại, bài học kinh nghiệm về vị trí, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Bái trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong cuộc sống hôm nay; tri ân những cống hiến, đóng góp, sự hy sinh oanh liệt của Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, các đồng sự và chiến sỹ, đồng bào đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa. 

Qua đó, nhằm góp phần tiếp tục truyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh về truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; khẳng định đường lối đúng đắn do Đảng ta lãnh đạo trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm trong 90 năm qua cũng như trong giai đoạn hiện nay.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; khẳng định đường lối đúng đắn do Đảng lãnh đạo trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm trong 90 năm qua cũng như trong giai đoạn hiện nay. 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham luận tại Hội thảo bổ sung vào tài liệu tuyên truyền, giảng dạy về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và lịch sử địa phương trong trường học; tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. 

Đồng chí đề nghị thành phố Yên Bái xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể về việc tổ chức kỷ niệm 90 năm khởi nghĩa Yên Bái vào năm 2020.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng mong muốn các nhà nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn hóa tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa; giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì với các cơ quan, cá nhân liên quan rà soát các tham luận đảm bảo chặt chẽ, khoa học, có tính giáo dục; đồng thời xem xét, nghiên cứu những tham luận trước đó về cuộc khởi nghĩa Yên Bái trình Thường trực Tỉnh ủy in thành sách nhằm lưu trữ lâu dài phục vụ việc nghiên cứu, giáo dục lâu dài cho các thế hệ.

Thu Trang – Mạnh Cường

Tags Hội thảo kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái Nguyễn Thái Học Phó Đức Chính

Các tin khác
Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục