Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/12/2020 | 9:35:15 AM

Với chủ đề “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II - năm 2020 chính thức khai mạc sáng 4/12/2020, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Đồng chí Trần Huy Tuấn- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã tham luận tại phiên khai mạc Đại hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II khai mạc sáng nay tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II khai mạc sáng nay tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

>> [Infographic] Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II: Những con số ý nghĩa


Tới dự Đại hội có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Cùng dự có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương và gần 1.600 đại biểu chính thức tiêu biểu đại diện cho 54 dân tộc anh em trên mọi miền đất nước.

Đồng chí Trần Huy Tuấn- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh với 41 đại biểu chính thức gồm 19 dân tộc đại diện cho các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tham dự Đại hội.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và tham gia Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. 

Chú thích ảnh

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội.

Chú thích ảnh
 
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội phát biểu khai mạc Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội Trương Hòa Bình khẳng định: Đại hội là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, biểu tượng đặc biệt sinh động về sự đoàn kết các dân tộc "như cây một cội, như con một nhà”. Thay mặt Đoàn Chủ tịch, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chào mừng gần 1.600 đại biểu - những bông hoa rực rỡ của núi rừng đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước về dự sự kiện có ý nghĩa quan trọng này. 

Thực hiện Chỉ thị 35/CT-TW của Ban Bí thư về Đại hội các dân tộc thiểu số và Quyết định số 1062/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tạo điều kiện phối hợp tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số ở 363 huyện, 50 tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo nên không khí hồ hởi, phấn khởi, góp phần vào thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp, vững tin hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đại hội cấp tỉnh và các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã chọn cử được 1.592 đại biểu ưu tú về dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II đủ đại diện của cả 54 dân tộc, đại diện Lãnh đạo các cấp, nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ, tướng lĩnh quân đội, công an, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, doanh nhân, nghệ nhân, người có uy tín..., thể hiện tinh thần đại đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, đóng góp vào thành công của Đại hội. 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II là diễn đàn giao lưu, trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho rằng, niềm tin đó được nhân lên gấp bội khi mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng mức vốn bố trí cho giai đoạn 2021 – 2025 là hơn 130 nghìn tỷ đồng, đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực với trọng tâm là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; phát triển văn hóa, thông tin và du lịch; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi vững mạnh; đặc biệt là giải quyết những vấn đề cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt..., tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân; thu hẹp dần khoảng cách so với vùng phát triển, giảm dần, tiến tới không còn xã, thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào năm 2030", Phó Thủ tướng nêu rõ. 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ bày tỏ tin tưởng Đại hội sẽ thành công tốt đẹp, khối đại đoàn kết các dân tộc sẽ mãi mãi trường tồn và phát huy sức mạnh, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước phát triển phồn thịnh, hạnh phúc.

Chú thích ảnh

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo chính trị Đại hội.

Trình bày dự thảo Báo cáo chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nêu rõ: Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ nhất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả nổi bật, nhất là ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn.

Bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; văn hóa thông tin, truyền thông tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển về cả số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng, không để xảy ra các "điểm nóng” về an ninh trật tự. Niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường, đồng thuận xã hội được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng vững chắc hơn.

Bên cạnh những kết quả trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho rằng, quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc và thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Cụ thể, kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung chưa được như mong muốn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan còn diễn ra ở một số địa phương... Đặc biệt, tình trạng xây dựng nhiều công trình thủy điện nhỏ, chặt phá rừng,  khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, gây ra tình trạng ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho biết, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đến năm 2025 tăng trên 2 lần so với năm 2020; đến năm 2030, bằng 1/2 bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; đến năm 2030 giảm hộ nghèo xuống dưới 10% (theo chuẩn nghèo đa chiều hiện nay). Đến năm 2025, hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch…

Để thực hiện được các mục tiêu này, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến chỉ rõ, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tình hình mới; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh của địa phương, phù hợp với văn hóa, tập quán từng dân tộc…

Khẳng định đồng bào các dân tộc thiểu số là máu thịt của dân tộc Việt Nam, bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, không một thế lực nào, dù xảo quyệt đến đâu cũng không thể chia rẽ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào các dân tộc nguyện một lòng đoàn kết, đi theo Đảng, luôn tâm nguyện rằng còn Đảng là còn mình; chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới lãnh đạo, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số nắm chặt tay nhau, quyết tâm thực hiện bằng được lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

Tại phiên khai mạc Đại hội, đồng chí Trần Huy Tuấn- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã trình bày tham luận với chủ đề "Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái” .



Đồng chí Trần Huy Tuấn- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tham luận tại phiên khai mạc Đại hội 

*** Vào chiều qua (3/12), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) đã diễn ra phiên trù bị của Đại hội, với sự tham gia của 1.593 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước than dự.

Dưới sự điều hành của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải, Chương trình Đại hội phiên trù bị đã được tổ chức với các nội dung: Báo cáo Tổng hợp về nhân sự Đại hội; Thông qua nội quy Đại hội; Thông qua Danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội và Thông qua Chương trình Đại hội chính thức.

Theo Báo cáo Tổng hợp về nhân sự Đại hội, 51 tỉnh/thành phố và 55 bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã chọn cử đủ đại biểu đại diện cho 54 dân tộc để tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II.

Trong đó, các dân tộc có số lượng đại biểu đông nhất (có từ 100 đại biểu trở lên) gồm các dân tộc: Tày 225 người; Mường 176 người; Thái 142 người; Khmer 132 người, Mông 116 người.

Các dân tộc có số lượng đại biểu ít nhất gồm 5 dân tộc: Chứt, Pu Péo, Rơ-măm, Brâu, Ơ Đu (mỗi dân tộc 1 đại biểu). Đại biểu cao tuổi nhất là ông Huỳnh Phến, 91 tuổi, dân tộc Hoa, Chủ tịch Hội Tương tế người Hoa TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng; đại biểu nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Đăng Lộc, 18 tuổi, dân tộc Tày, Học sinh giỏi Trường chuyên Quang Trung, tỉnh Bình Phước.

Về trình độ, đại biểu có trình độ Tiến sỹ 65 người; Thạc sỹ 272 người; Đại học: 883 người; Cao đẳng, trung cấp: 107 người; trình độ khác: 261 người./.

Chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020 được Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp, bắt đầu từ 8h00 ngày 4/12 trên sóng VOV1.

Trước đó, chiều 3/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt 100 Đại biểu tiêu biểu các các dân tộc thiểu số dự Đại hội dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II năm 2020, đây là những đại biểu ưu tú của 54 dân tộc.

Cùng dự buổi gặp mặt có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến...

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, những đại biểu tiêu biểu ưu tú hôm nay sẽ là hạt nhân tích cực lan tỏa, truyền cảm hứng để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh hơn. Đó là cội nguồn sức mạnh, là truyền thống quý báu của dân tộc ta, từ đó khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển phồn thịnh, hạnh phúc./.

(Theo VOV- TTXVN)

Các tin khác

Trải qua 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Sài Gòn đã chịu đựng và hy sinh vô bờ bến, để tạo nên một Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ. Ngày 30-4-1975, Sài Gòn được giải phóng.

Cử tri xã Yên Bình đồng thuận với việc sáp nhập xã

Để có được sự đồng thuận cao của nhân dân, cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm rõ chủ trương, hiểu rõ ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính, từ đó "gỡ bỏ" được những gì còn băn khoăn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Tạ Văn Long tặng Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver cuốn Sách ảnh

Từ ngày 20-28/4, Đoàn công tác của tỉnh Yên Bái do đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu tham gia chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ - Canada do Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức; làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục