Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/10/2021 | 7:35:27 AM

YênBái - Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư cho CNTT một cách đồng bộ, kịp thời để tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả về ứng dụng CNTT trong tất cả cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ với Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam về việc hỗ trợ chuyển đổi số và triển khai Dự án Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.
Văn phòng UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ với Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam về việc hỗ trợ chuyển đổi số và triển khai Dự án Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.

Theo đồng chí Nguyễn Quốc Chiến - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, Sở đã tham mưu cho tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng dụng CNTT. Theo đó, đến nay tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức của tỉnh đạt 100%; tỷ lệ máy tính kết nối Internet băng thông rộng đạt 100%; tỷ lệ dịch vụ hành chính công được cung cấp trên mạng Internet đạt 100%; mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh được triển khai tại 100% các cơ quan, đơn vị ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) với 398 điểm kết nối. 

Tất cả các cơ quan quản lý nhà nước đều có cán bộ phụ trách CNTT với trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Các hệ thống dùng chung của tỉnh đã được triển khai kết nối liên thông 4 cấp hành chính từ tỉnh đến xã và với trung ương cùng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đầu tư, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả. 

Trong đó, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (https://yenbai.gov.vn) và 42 trang thông tin của sở, ban, ngành, địa phương hoạt động ổn định, liên tục; Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh Yên Bái tập trung qua một cổng duy nhất, tạo thuận lợi để tổ chức và công dân giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng; hệ thống thư điện tử công vụ (https://mail.yenbai.gov.vn) cấp 8.000 tài khoản cho 100% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (http://qlvb.yenbai.gov.vn) được liên thông 4 cấp, từ trung ương đến xã, gồm: 20 sở, ban, ngành; 9 huyện, thị, thành phố; 173 xã, phường, thị trấn). 

Hiện tại, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện đã được cấp chữ ký số và gửi, nhận văn bản điện tử. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến lắp đặt tại 124 điểm cầu kết nối từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến 9 huyện, thị, thành phố và 108 xã, phường trong tỉnh. Hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức tỉnh hiện lưu trữ, quản lý 24.083 hồ sơ điện tử. 

Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị đã bước đầu triển khai sử dụng phòng họp không giấy (ecabinnet) như: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, UBND thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình... Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã và đang tập trung triển khai thực hiện "Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025”. 

Theo đó, Dự án đã xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái gồm: Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử (DC), hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP); nâng cấp thư điện tử; triển khai mạng số liệu chuyên dùng; lắp đặt hệ thống camera giám sát; xây dựng Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng tỉnh Yên Bái (SOC). 

Đến nay, tỉnh đang tiếp tục xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát xử lý dữ liệu đô thị thông minh (IOC), kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các hệ thống: quản lý điều hành thông tin kế hoạch - tài chính, y tế, giáo dục, du lịch thông minh; xây dựng cổng dữ liệu mở và nền tảng di động phục vụ cán bộ, công chức, viên chức (Yên Bái G), nền tảng di động phục vụ nhân dân (Yên Bái S) cùng hệ thống phản ánh hiện trường...

Việc định hướng, thiết lập và đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh, hướng tới xây dựng chính quyền số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, góp phần vào công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Yên Bái trong tương lai. 

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Yên Bái cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; được vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số...; đến 2030, mạng 5G phủ sóng trên toàn tỉnh, người dân được truy cập Internet băng rộng với chi phí thấp, kinh tế số chiếm 30% GRDP của tỉnh, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 6,8%, hoàn thành xây dựng chính quyền số, kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong tỉnh và khu vực... 

Thời gian tới, tỉnh chỉ đạo tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn dân về chuyển đổi số; xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tập trung xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và người dân. Quá trình chuyển đổi số thực hiện phương châm lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm.   

Hồng Oanh

Tags Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng đô thị thông minh chính quyền điện tử hệ thống camera giám sát

Các tin khác
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Có một con đường ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1959), đó chính là đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường huyền thoại ấy, hàng vạn người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục