Nghĩa Lộ: Đổi thay sau sáp nhập

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/2/2022 | 2:08:11 PM

YênBái - Thực hiện Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 ngày 10/1/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có 7 xã, thị trấn của huyện Văn Chấn sáp nhập vào thị xã Nghĩa Lộ. Ngay sau khi sáp nhập, thị xã đã tập trung chỉ đạo các địa phương này ổn định tổ chức, tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội.

Khu tái định cư ở thôn Bản Cại, xã Thạch Lương đã giúp người dân ổn định đời sống, tập trung phát triển sản xuất.
Khu tái định cư ở thôn Bản Cại, xã Thạch Lương đã giúp người dân ổn định đời sống, tập trung phát triển sản xuất.


Sau sáp nhập, Đảng bộ xã Thạch Lương tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xây dựng nhiều mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời liên kết với doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. 

Không những sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ từ các chương trình và dự án, địa phương luôn luôn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực tự cường, vươn lên xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Nỗ lực không ngừng, tận dụng triệt để, hiệu quả các nguồn vốn, Thạch Lương đã về đích nông thôn mới (NTM) năm 2020. 

Ông Hà Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Thạch Lương cho biết: "Sau sáp nhập, Thạch Lương tiếp tục có những đổi thay, nhất là công tác giảm nghèo và xóa nhà dột nát cho người có công, cho hộ nghèo. Năm 2020, năm 2021 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra đối với công tác giảm nghèo, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 6,7% năm 2021. Thực hiện xóa nhà dột nát cho người có công và cho hộ nghèo, xã đã tổ chức triển khai được 5/6 nhà đảm bảo theo yêu cầu”. 

Tết này, hộ ông Lò Văn Sượt ở thôn Bản Cại, xã Thạch Lương càng thêm vui khi được đón tết trong ngôi nhà mới. Ông và nhiều người ở thôn Nà Lường chưa quên đợt mưa lũ cuối năm 2018, đầu năm 2019 đã cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn. Có sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, tất cả 51 hộ dân được hỗ trợ đất ở xây dựng nhà mới tại khu tái định cư. Không nói là không còn khó khăn nhưng các hộ đều dần ổn định cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. "Không còn lo mưa bão nữa, chúng tôi vào khu tái định cư đều vui mừng, phấn khởi, yên tâm sản xuất nên xin cảm ơn Đảng và Nhà nước!” - ông Lò Văn Sượt chia sẻ. 

Nhanh chóng ổn định tổ chức sau sáp nhập, xã Nghĩa Lộ nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, ngoài hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân địa phương đã đóng góp 46,1% trong tổng số trên 1,2 tỷ đồng xây dựng NTM trên địa bàn xã. 

Hiến đất, hoa màu, đóng góp ngày công lao động, đóng góp tiền mặt xây dựng NTM, nhân dân xã Nghĩa Lộ đã thể hiện, khẳng định vai trò chủ thể và tự hào hưởng thụ thành quả. Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân là yếu tố xuyên suốt và quyết định hiệu quả xây dựng NTM, địa phương đã thật sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của địa phương đạt 46 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chỉ còn 2,02%.

Ông Hoàng Trung Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộ cho biết: "Thay đổi lớn là hệ thống đường giao thông nông thôn của xã được kiên cố hóa đã đạt 62% so với 47% trước đây. Địa phương cũng tập trung phát triển từ 100 ha lên 245 ha cây ăn quả và phát triển 23 mô hình sản xuất theo Nghị quyết số 69-NQ/HĐND của HĐND tỉnh đã mang lại một nguồn thu ổn định, đáng kể cho nhân dân”.

Tuyến đường bê tông 200 m đẹp đẽ ở thôn 3, xã Nghĩa Lộ hoàn thành đã gắn kết cộng đồng, thể hiện tinh thần chung sức đồng lòng xây dựng NTM của người dân bởi tất cả các hộ dân tự nguyện hiến đất. Đây cũng chính là một trong số hơn 20 mô hình tuyến đường xanh, sạch, đẹp do các tổ chức đoàn thể xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì hiệu quả. Thi đua xây dựng những tuyến đường xanh, sạch, đẹp đã tạo động lực thúc đẩy xã Nghĩa Lộ phát triển mạnh mẽ hệ thống đường giao thông nông thôn, vừa thay đổi diện mạo quê hương vừa tạo điều kiện thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội mới cho nhân dân trong sinh hoạt hàng ngày, giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. 

Sau 2 năm sáp nhập vào thị xã Nghĩa Lộ, 7/7 xã đã chung sức cùng địa phương huy động trên 1.300 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong đó nguồn lực nhân dân đóng góp, xã hội hóa là gần 211 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 16%. Thị xã cũng tập trung đầu tư nguồn ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay đã có 76% tuyến đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa. 

Hình thành và phát triển những vùng sản xuất hàng hóa ở những địa phương mới sáp nhập chính là hiệu quả của quá trình đầu tư cho sản xuất nông nghiệp đúng mức. Đến nay, 7/7 xã sáp nhập đều đã đạt chuẩn NTM, giá trị thu nhập bình quân đất trồng lúa đạt 120 triệu đồng/năm/ha, thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt trên 38 triệu đồng. Cơ sở quan trọng này góp phần đưa thị xã Nghĩa Lộ được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2020.

Thực hiện Nghị quyết số 871/NQ-UBTVQH14 ngày 10/1/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Yên Bái có hiệu lực từ ngày 01/02/2020, trong đó sáp nhập 6 xã, 1 thị trấn từ huyện Văn Chấn vào thị xã Nghĩa Lộ, gồm: Phù Nham, Sơn A, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương, Thạch Lương và thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. 

Nguyễn Thơm

Tags Nghĩa Lộ sáp nhập Nghị quyết số 871 Đảng bộ xã Thạch Lương Phù Nham Sơn A Hạnh Sơn Phúc Sơn Thanh Lương Thạch Lương

Các tin khác
Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh thăm, tặng quà ông Hoàng Hải Hồ, ở thôn 6, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ từ tháng 2/1954-11/1954.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 26/4, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm và tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục