Hình ảnh Bác giữa lòng thị xã Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người dân Nghĩa Lộ (Yên Bái) lại nao lòng nhớ Bác. Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị xã những ngày này rất đông khách, mỗi năm nơi đây đón tiếp gần 15.000 lượt khách từ Trung ương, các tỉnh bạn và du khách, người dân trong vùng đến đây báo công với Bác và để học tập, thực hiện những lời dạy của Người.

Khu tưởng niệm Bác Hồ tại 
Thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: T.L)
Khu tưởng niệm Bác Hồ tại Thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: T.L)

Năm 1982, Đảng bộ nhân dân các dân tộc thị trấn Nghĩa Lộ huyện Văn Chấn (đơn vị tiền thân của thị xã ngày nay) tưng bừng khởi công xây dựng  vườn cây ao cá Bác Hồ, nay là Khu tưởng niệm Bác Hồ, thuộc hệ thống Bảo tàng chủ tịch Hồ Chí Minh. Quần thể vườn cây, ao cá, nhà sàn và những đồ dùng phục chế  gồm: bộ quần áo kaki, đôi dép cao su và những bức ảnh quí về thân thế sự nghiệp của Bác Hồ là những di sản vô cùng quí báu cả về hiện vật và giá trị tinh thần. Những hiện vật này như lời căn dặn nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ  phải thường xuyên cố gắng xây dựng quê hương trở thành một địa phương gương mẫu về mọi mặt.

Sau gần 15  năm tái lập, thị xã Nghĩa Lộ giờ đã khác xưa nhiều lắm. Nhớ lời dạy của Bác, mang hình ảnh Bác giữa lòng thị xã, Đảng bộ nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ luôn khắc ghi, tâm niệm và thực hiện; đoàn kết chung sức xây dựng thị xã trẻ trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội khu vực phía Tây của tỉnh, đặc biệt là xây dựng “Thị xã văn hoá” vào năm 2010 với vinh dự  là một trong bốn đơn vị cấp huyện, thị trong toàn quốc được chọn xây dựng.

Ngày khánh thành khu tưởng niệm đã 25 năm trôi qua, nhưng với ông Đồng Văn Nghịch - cán bộ hưu trí, tổ 12, phường Trung Tâm thì vẫn thấy nó như vừa mới đây thôi. Ông cho biết, năm 1982, huyện chủ trương xây dựng khu vườn cây, ao cá Bác Hồ, nhân dân vô cùng phấn khởi đón nhận tập trung góp sức, góp vật liệu để xây dựng, không khí lao động như một công trường lớn.

Đến năm 1983 thì khánh thành, ngày ấy, ông và đồng bào Nghĩa Lộ - Mường Lò thực sự xúc động vì  đồng bào xa Hà Nội, không có điều kiện được về thăm viếng Bác, nay giữa đại ngàn Tây bắc có khu tưởng niệm để vào thăm viếng, thấy hình bóng Bác, để học và làm theo lời Bác, hỏi lòng ai không ngập tràn xúc động để rồi tự nhủ, khắc ghi thực hiện lời dạy của Người.

Thị xã tái lập lại, nhà sàn được sửa chữa  Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng và tôn tạo nhiều công trình, tạo nên quần thể ao cá, vườn cây trái xanh tươi gợi nhớ hình ảnh của Bác năm xưa. Phấn khởi hơn, năm 2007 tỉnh đã đồng ý phê duyệt dự án nâng cấp cải tạo Khu tưởng niệm trị giá 4,5 tỷ đồng để phục vụ tốt hơn nhu cầu đến thăm quan học và làm theo lời Bác của nhân dân trong vùng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

Vinh dự là đơn vị có khu tưởng niệm Bác, theo mô hình nhà Bác làm việc ngày xưa, điều mà các địa phương vùng Tây bắc chưa có được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã đã có nhiều tiến bộ về mọi mặt. Đặc biệt là từ khi thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhân dân Nghĩa Lộ đã tích cực học tập và làm theo lời Bác.

Điều dễ nhận thấy nhất qua một năm triển khai thực hiện cuộc vận động ở Nghĩa Lộ là sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, ý thức tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thị xã được nâng lên. Các cấp uỷ, chính quyền đã nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc vận động , coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng gắn với việc lãnh đạo và thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương đơn vị mình.

Nổi bật là sự chuyển biến trong tác phong sinh hoạt, lề lối làm việc, mối quan hệ với đồng chí, đồng nghiệp, với quần chúng đã nâng lên rõ nét. Tính đầu tầu gương mẫu và kết quả thực thi nhiệm vụ, ý thức tự phê bình và phê bình của mỗi cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân hiệu quả, trung thực. Cuộc vận động đã thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị, tư tưởng, tinh thần trong toàn Đảng bộ và trong cả hệ thống chính trị của thị xã Nghĩa Lộ.

Mạc Khải

Các tin khác
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Có một con đường ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1959), đó chính là đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường huyền thoại ấy, hàng vạn người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục