Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, thăm và làm việc tại Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 12/3, đồng chí Uông Chu Lưu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương làm trưởng đoàn lên thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn đại biểu Quốc hội tại Yên Bái.
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn đại biểu Quốc hội tại Yên Bái.

 Đón và làm việc với đoàn có các đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh; Hoàng Thương Lượng- Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Tuyết - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khoá XII tỉnh; các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh.          

Tại buổi làm việc với đoàn, đồng chí Hoàng Xuân Lộc đã báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Qua kết quả đánh giá, ngay sau có Nghị quyết của Bộ Chính trị, tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban chỉ đạo cải cách tư pháp gồm 12 thành viên. Quá trình hoạt động, Ban chỉ đạo đã tổ chức quán triệt, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác tư pháp như: Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Trung ương 8 khoá IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... Chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng, triển khai các Luật, pháp lệnh về công tác tư pháp... Việc kiện toàn bộ máy tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ tư pháp ở các cơ quan khối nội chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, được các ngành thường xuyên quan tâm, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Công tác xét xử đều đảm bảo các quy định pháp luật tố tụng hình sự và dân sự; các phiên toà từng bước đổi mới theo hướng mở rộng tranh tụng tại phiên toà. Thực hiện lộ trình tăng thẩm quyền, đến nay đã có 7/9 toà án cấp huyện, thị được tăng thẩm quyền xét xử, hiện tại còn 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải sẽ tiếp tục đề nghị tăng thẩm quyền trong năm 2008...        

Qua đánh giá tình hình tội phạm và kết quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thì hành án dân sự. Từ năm 2005 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 769 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 22 vụ giết người, 24 vụ cướp tài sản, 43 vụ hiếp trẻ em, 76 vụ cố ý gây thương tích, 460 vụ trộm cắp tài sản... Cơ quan chức năng đã điều tra làm rõ 562 vụ đạt tỷ lệ 73% (trong đó điều tra trọng án đạt 98%). Về đấu tranh tội phạm ma tuý, phát hiện bắt giữ 435 vụ, 775 đối tượng; thu giữ 1.685 gam hêrôin, 9,72 gam thuốc phiện, trên 600 triệu đồng tiền mặt, trên 33.000 USD. Cơ quan chức năng đã khởi tố 367 vụ, 552 bị can... Ba năm qua, các cơ quan tố tụng hình sự đã truy tố 820 vụ, 1.220 bị can; đưa ra xét xử sơ thẩm 807 vụ, 1.176 bị can. Giải quyết 1.454 vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Uông Chu Lưu, đã đánh giá cao kết quả đạt được của tỉnh Yên Bái về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời đồng chí nhấn mạnh, thời gian tới tỉnh Yên Bái cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là tuyên truyền đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các ngành, các cấp, nhất là các cơ quan tư pháp của tỉnh, cần đề cao trách nhiệm, gắn kết chặt chẽ hơn trong công tác phối hợp, cần làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở. Công tác xét xử cần được công khai, không để xảy ra tình trạng oan sai, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật...

Phong Sơn

Các tin khác
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Có một con đường ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1959), đó chính là đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường huyền thoại ấy, hàng vạn người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục