Phòng chống dịch bệnh mùa hè cho vật nuôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/4/2014 | 10:11:07 AM

YBĐT - Áp dụng các biện pháp chống nóng cho vật nuôi vào mùa hè là rất quan trọng.

Mùa hè, người chăn nuôi cần tăng cường thức ăn thô xanh và chống nắng cho vật nuôi.
Mùa hè, người chăn nuôi cần tăng cường thức ăn thô xanh và chống nắng cho vật nuôi.

Qua tập huấn kỹ thuật, mỗi hộ chăn nuôi lại có cách áp dụng cho phù hợp với điều kiện của mình. Gia đình anh Quách Mạnh Cường ở xã Phú Thịnh huyện Yên Bình (Yên Bái) thường xuyên nuôi 100 con lợn thịt và 10 con lợn nái. Với kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm, anh cho biết: "Đối với lợn nái, lợn thịt, lợn con trong mùa nóng nên tắm thường xuyên để giảm nhiệt cho cơ thể và vệ sinh thân thể phòng chống các bệnh ngoài da. Đối với lợn con theo mẹ cần giữ ấm, khô ráo, không để ẩm ướt nền chuồng. Nền chuồng phải luôn sạch, khô ráo, cống rãnh phải sạch, không đọng nước, hạn chế phát sinh ruồi, muỗi, rận... trong mùa hè. Định kỳ phun thuốc sát trùng để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè".

Gia đình anh Bùi Minh Hoàng ở thị trấn Yên Bình (Yên Bình) nuôi gà đã 4 năm nay với số lượng 1.000 con gà đẻ trứng mỗi lứa. Anh cho biết: "Mùa nóng, tôi thường tăng thêm số lượng máng uống nước. Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, vì vậy cần giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, cho ăn các loại cám chất lượng tốt và phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắc-xin để tăng khả năng miễn dịch".

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường thường xuyên trên 350C, các loại vi rút, khuẩn gây bệnh truyền nhiễm dễ bị tiêu diệt, nguy cơ bùng phát dịch chỉ bằng khoảng 30% so với thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, với điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ cũng như giết mổ không tập trung như hiện nay, người chăn nuôi vẫn cần nâng cao ý thức phòng bệnh ở mọi thời điểm trong năm. Biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin là chủ yếu, người chăn nuôi cần tiến hành tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi.

Trong tháng 5 tới, Chi cục Thú y tỉnh sẽ tiến hành tiêm phòng đợt 1 cho đàn gia súc, gia cầm với 78.380 liều vắc-xin tụ huyết trùng cho trâu bò, 85.300 liều vắc xin tụ huyết trùng cho lợn, 88.000 liều dịch tả, 320.000 liều New-cát-xơn...

Nếu như trong thời điểm thời tiết giao mùa thường xuyên thay đổi nhiệt độ môi trường do nóng lạnh bất thường, là điều kiện cho các bệnh như: lở mồm long móng, tai xanh, cúm phát triển thì trong mùa hè, nỗi lo lớn nhất lại là bệnh dại.

Ông Lư Ngọc Duyên - Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: "Trước mắt, Chi cục Thú y tỉnh sẽ kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch cũ tại Mù Cang Chải, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và tiến hành tiêm 30.000 liều vắc-xin dại. Nếu nhận được tài trợ khoảng 100.000 liều vắc-xin từ Tổ chức Thú y Thế giới sẽ thuận lợi hơn cho việc tiêm phòng trong năm nay vì khi đó, người dân chỉ phải trả tiền công tiêm, số chó trên địa bàn được tiêm sẽ đạt 85%".

Hạn chế những thiệt hại xảy ra trong mùa hè do dịch bệnh cũng như những bệnh ngoại khoa, người chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp chống nóng cho vật nuôi từ chuồng trại đến bổ sung thức ăn. Đặc biệt, cần tiến hành chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, thực hiện tốt việc tiêm phòng, chọn mua giống ở những cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên vật nuôi thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.

Hồng Khanh

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục