Khánh thành nhà máy chế biến tôm công suất 6.500 tấn/năm

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/7/2014 | 7:52:42 AM

Ngày 26/7, tại Cụm Công nghiệp Thành Hải (Ninh Thuận), Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Thông Thuận đã tổ chức khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 với công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm.

Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 được xây dựng trên diện tích 3,5ha tại Cụm Công nghiệp Thành Hải (Ninh Thuận); công suất nhà máy 6.500 tấn thành phẩm/năm; giá trị xuất xản xuất từ 70-80 triệu USD/năm; hệ thống cấp đông hiện đại, kho lạnh 3.000 tấn với thiết kế -23 độC.

Nhà máy chuyên sản xuất các mặt hàng tôm xuất khẩu, đặc biệt tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như tôm Sushi, tôm cook & bil, Nobasihi, tôm ring, tôm tẩm bột và các loại mặt hàng tôm thông thường. Tổng giá trị đầu tư 270 tỷ đồng (xấp xỉ 13 triệu USD), với số lao động lên đến 2.500 người.

Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Thông Thuận Trương Hữu Thông cho biết theo nhu cầu của thị trường, Công ty đã quyết định đầu tư nhà máy chế biến tôm đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu các khách hàng tiêu thụ tôm lớn tại các thị trường "khó tính" như Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh nhấn mạnh việc xây dựng nhà máy chế biến tôm xuất khẩu với công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm là phù hợp với với định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đến năm 2020.

Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu thủy số 2 của Công ty đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách, góp phần xây dựng Ninh Thuận ngày càng phát triển.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục