Phụ nữ Văn Yên nỗ lực phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/8/2014 | 2:02:15 PM

YBĐT - Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện luôn duy trì và phát triển tốt nhiều phong trào, thu hút đông đảo chị em tham gia. Đặc biệt, các cấp hội tích cực giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững bằng nhiều hoạt động như cho vay vốn, hỗ trợ cây - con giống, ngày công lao động...

Chị Nguyễn Thị Kim Thoa - Phó chủ nhiệm CLB Nữ doanh nhân (đứng giữa) chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với các thành viên trong CLB.
Chị Nguyễn Thị Kim Thoa - Phó chủ nhiệm CLB Nữ doanh nhân (đứng giữa) chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với các thành viên trong CLB.

Văn Yên có gần 26.000 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, trong đó có hơn 20.000 chị tham gia sinh hoạt hội ở 27 xã, thị trấn trong toàn huyện, tỷ lệ thu hút đạt 77,1%. Các cấp hội tích cực thực hiện Đề án "Xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế" gắn với phong trào "Giúp nhau xóa đói giảm nghèo có địa chỉ".

Hơn 2 năm qua, đã có 1.601 lượt hộ phụ nữ nghèo được giúp đỡ về tiền mặt không lấy lãi là hơn 200 triệu đồng, 23,9 tấn thóc, 911 con giống, hơn 5.000 ngày công lao động, góp phần cùng các ngành xóa được 1.670 nhà tạm, nhà dột nát. Trong đó, hơn 900 hộ gia đình hội viên nghèo đã thoát nghèo, ổn định đời sống, đạt 100% kế hoạch đề ra. Phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" tiếp tục được đẩy mạnh. 27/27 cơ sở hội đều có nhiều mô hình phát triển kinh tế, cho thu nhập cao từ 100 triệu đồng trở lên mỗi năm.

Bà Đoàn Thị Kim Cúc - Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Yên cho biết: "Hội duy trì và tiếp tục triển khai thành lập các nhóm phụ nữ tiết kiệm ít nhất 5.000 đồng/người/tháng với tổng số tiền tiết kiệm gần 200 triệu đồng, trong đó đã cho 135 chị em vay với số tiền hơn 170 triệu đồng; thành lập mới nhóm phụ nữ tiết kiệm 20.000 đồng/người/tháng.

Đến nay, toàn huyện đã có 145 tổ, gần 4.000 thành viên tham gia, tổng số tiền gần 2 tỷ đồng. Đây là hoạt động được các chị em tích cực hưởng ứng". Bên cạnh đó, Hội cũng phối hợp với các phòng, ban tổ chức các lớp tập huấn về kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bổ sung thêm nhiều kiến thức cho chị em để phát triển kinh tế. Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện mở lớp tập huấn nghiệp vụ vốn vay ngân hàng theo cụm, xã cho các tổ tiết kiệm và vay vốn; duy trì nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện trên 100 tỷ đồng cho hơn 6.000 hộ hội viên phụ nữ vay.

Là một hội viên làm kinh tế giỏi, chị Đoàn Thị Quý, tổ 2, thôn Làng Mỉnh, thị trấn Mậu A cho biết: "Trước kia, gia đình tôi nghèo khổ lắm. Đi vay tiền ở đâu cũng đều bị từ chối vì họ sợ gia đình tôi không trả được. Từ khi được Hội tuyên truyền, gia đình tôi đi vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện về làm kinh tế. Ban đầu cũng gặp không ít khó khăn nhưng sau đó, tôi tham gia những lớp tập huấn của Hội tổ chức, tiếp thu được thêm nhiều kinh nghiệm rồi về phát triển trồng trọt, chăn nuôi tại gia đình. Chỉ sau vài năm, gia đình tôi hoàn trả được hết số tiền đã vay và mô hình vườn, ao, chuồng, trại ngày càng phát triển. Đến giờ, tổng thu nhập mỗi năm của gia đình là khoảng 200 triệu đồng".

Hội cũng thu hút được rất nhiều thành viên, tạo sân chơi bổ ích cho chị em từ những câu lạc bộ (CLB), đặc biệt là CLB Nữ doanh nhân. Tại đây, các chị em được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, buôn bán để phát triển và mở rộng thêm quy mô cũng như các lĩnh vực kinh doanh. Là chủ Cửa hàng điện tử Minh Sơn, khu phố 1, thị trấn Mậu A - chị Nguyễn Thị Kim Thoa - Phó chủ nhiệm CLB Nữ doanh nhân cho biết: "Gia đình tôi kinh doanh các mặt hàng về  điện tử, tính đến nay cũng được hơn 10 năm. Ban đầu cũng là kinh doanh nhỏ lẻ, sau có kinh nghiệm, tôi dần nâng cấp cửa hàng. Đến nay, tổng lãi suất của cửa hàng ước đạt trên 300 triệu đồng/năm".

Ngoài những thành công đã đạt được, trong thời gian tới, các cấp hội tập trung đẩy mạnh các giải pháp giúp phụ nữ phát triển kinh tế có hiệu quả; thành lập các tổ, nhóm phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, hỗ trợ về vốn, cây con giống, kiến thức khoa học kỹ thuật... Hội tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả cho các thành viên trong Hội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra.           

 Phạm Ngọc

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục