Giữ thương hiệu quế Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/10/2014 | 9:26:14 AM

YBĐT - Văn Yên có cây quế được trồng từ Xuân Tầm, Nà Hẩu tới Xuân Ái, Yên Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn… với diện tích trên 22.000ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt từ 4.500 - 5.000 tấn quế vỏ khô, doanh thu 150 tỷ đồng. Không chỉ có vậy, quế ở đây có hàm lượng tinh dầu cao thuộc loại tốt nhất khu vực phía Bắc.

Phần lớn quế Văn Yên được sơ chế thủ công nên đã làm giảm giá trị và chất lượng.
Phần lớn quế Văn Yên được sơ chế thủ công nên đã làm giảm giá trị và chất lượng.

Đến nay cũng chưa có một thống kê chính xác là bao nhiêu gia đình trồng quế nhưng nhiều hộ trồng từ những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước và có thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/năm không phải hiếm. Những năm 80 của thế kỷ XX, cây quế rất có giá, không chỉ phục vụ chế biến làm tinh dầu, hương liệu mà còn phục vụ sản xuất dược phẩm, thực phẩm.

Cây quế "lên ngôi" cùng với việc khảo sát cho thấy, khí hậu, thổ nhưỡng của Văn Yên phù hợp với phát triển cây đặc sản này. Huyện xây dựng đề án phát triển quế tại các xã: Đại Sơn, Viễn Sơn, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Ái… được nhân dân hưởng ứng. Diện tích quế lớn dần theo năm tháng và đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho nông dân. Đã thành phong trào, bình quân mỗi năm, nhân dân trong huyện trồng mới trên 1.000ha, vừa cho thu nhập lại phủ xanh đất, chống xói mòn, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn.

Nhờ giống tốt, quế chất lượng cao, mỗi khi đến vụ thu hoạch, các tư thương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh lại tìm về Văn Yên thu mua quế vỏ. Quế Văn Yên đã có mặt tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Anh… Nguồn thu từ quế mỗi năm đem về cho huyện trên 20 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động lúc nông nhàn.

Để phát triển bền vững cây quế và giữ vững chất lượng, Văn Yên đã xây dựng Dự án bảo tồn nguồn gen cây quế đồng thời xây dựng, quản lý và bảo vệ thương hiệu quế Văn Yên đã được bảo hộ về tên gọi, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý. Mặc dù sản lượng khai thác hàng năm đạt hàng ngàn tấn nhưng thị trường tiêu thụ quế vẫn khá tốt. Tại thời điểm này, thị trường tiêu thụ quế vỏ khô trong và ngoài nước đang chững lại nhưng quế vẫn được giá cao, bình quân 37.000 đồng/kg, loại cao nhất 110.000 - 120.000 đồng/kg. Trồng quế không chỉ thu vỏ mà thân gỗ cũng có giá trị, dùng làm nhà, làm gỗ nguyên liệu giấy, làm tăm, giá bán trên 1 triệu đồng/m3 và cành, ngọn, lá nấu tinh dầu cũng rất giá trị. Chất lượng tốt, quế Văn Yên đã và đang có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quế hiện vẫn chủ yếu do người dân địa phương và các tư thương tự thu mua, chế biến, tiêu thụ. Có câu chuyện, một đoàn thương gia nước ngoài đến tìm hiểu chất lượng quế Văn Yên. Sau khi đi khảo sát các vùng nguyên liệu, kiểm tra quế vỏ, họ rất ưng. Sau khi đi thực tế, đoàn muốn kiểm tra chất lượng quế bột. Các hộ kinh doanh mang quế bột hòa với nước cho thấy, hàm lượng tinh dầu, hương vị không có gì phải chê nhưng lại thấy có váng sắt.

Tìm hiểu nguyên nhân, váng sắt là do bà con không có máy chuyên dụng mà sử dụng máy nghiền bột trẻ em. Hiện nay, chất lượng quế vỏ của Văn Yên tốt nên giá thường cao hơn quế ở các địa phương khác. Do đó, một số hộ dân, tư thương mua quế ở nơi khác về trộn lẫn với quế Văn Yên để bán kiếm lời dẫn đến quế Văn Yên đang có nguy cơ bị đánh mất thương hiệu.

Thiết nghĩ, mỗi hộ nông dân, các tư thương không nên vì cái lợi trước mắt mà đánh mất niềm tin, đánh mất thương hiệu quế Văn Yên. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, các ngành chức năng cũng cần vào cuộc để tuyên truyền, vận động nhân dân lên án, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái đó và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trục lợi từ thương hiệu này.

Thanh Phúc

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục