Triển khai ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/10/2014 | 9:40:08 AM

YBĐT - Thời gian qua, công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại ngành thuế Yên Bái thực hiện khá hiệu quả. Do đó, các chương trình mới và nâng cấp ứng dụng tin học của Tổng cục Thuế được thực hiện đầy đủ và kịp thời, đáp ứng thay đổi của chính sách thuế, gắn với quá trình cải cách thủ tục hành chính, phục vụ công tác quản lý thuế và người nộp thuế tốt hơn.

Nhằm hiện đại hóa ngành thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, Cục Công nghệ thông tin (thuộc Tổng cục Thuế) đã xây dựng Dự án “Nâng cấp kiến trúc hệ thống các ứng dụng quản lý các loại thuế hiện hành lên mô hình tập trung (TMS)”.

Theo Dự án, hệ thống quản lý thuế tập trung đã triển khai trên cơ sở chuyển đổi kiến trúc của 16 ứng dụng từ phân tán sang tập trung. Việc đưa hệ thống TMS vào ứng dụng sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống ứng dụng quản lý thuế hiện hành, đồng thời, tận dụng triệt để các tính năng của công nghệ mới, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý thuế ngày càng phức tạp.

Ông Nguyễn Mạnh Khôi - Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái cho biết: “Ngay sau khi có kế hoạch triển khai ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS của Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh đã thành lập tổ triển khai và chuẩn bị các nội dung cần thiết, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ (người sử dụng ứng dụng) các quy trình xử lý nghiệp vụ quản lý thuế bao gồm: quản lý hồ sơ, quy trình xử lý tờ khai của tất cả các sắc thuế, chế độ kế toán thuế nội địa, quy trình quản lý nợ, quy trình quản lý đại lý thuế, hướng dẫn sử dụng các chức năng trên ứng dụng TMS, tập huấn khai thác dữ liệu ứng dụng TMS”.

Theo đó, trên 50% cán bộ, công chức ngành thuế Yên Bái sẽ được đào tạo lớp phân hệ quản lý hồ sơ; phân hệ xử lý tờ khai và kế toán thuế; phân hệ tuân thủ; phân hệ khai thác dữ liệu. Tham gia khóa tập huấn, các học viên sẽ được tập huấn về quy trình cài đặt ứng dụng trên máy trạm của người sử dụng, hướng dẫn quản trị ứng dụng, tạo tài khoản, phân quyền cho người sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Thời điểm chốt dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế hiện hành để chuyển đổi vào ứng dụng TMS là ngày khóa sổ kỳ thuế tháng 10/2014. Sau đó, cài đặt máy trạm của các cán bộ sử dụng ứng dụng TMS phục vụ công tác quản lý thuế.

Hệ thống ứng dụng TMS sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc đầu tư trang thiết bị, tạo thuận lợi cho cơ quan thuế khi tiến hành khai thác, tổng hợp các số liệu sẽ nhanh chóng, chính xác. Không chỉ có vậy, vì đây là hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung nên hệ thống có khả năng cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, chính xác do không phải kết nối với nhiều ứng dụng lõi như: kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử… Với người nộp thuế, việc ứng dụng TMS vào vận hành, giúp giảm thời gian xử lý các yêu cầu của người nộp thuế.

Ví dụ như việc đăng ký thuế trước đây mất khá nhiều thời gian do phải tổng hợp dữ liệu từ chi cục lên Cục Thuế tỉnh và Tổng cục Thuế để đối chiếu toàn quốc, nhưng với hệ thống mới này, người đến nộp hồ sơ đăng ký thiếu một chi tiết nào đó, cán bộ thuế chỉ cần nhập vào hệ thống và sau 1 phút sẽ trả kết quả. Do đó, người nộp thuế đến làm thủ tục sẽ không mất nhiều thời gian.

Được biết, theo kế hoạch, sau khi hoàn tất việc triển khai tại các cục thuế phía Bắc, TMS sẽ được cập nhật tại cơ quan thuế các tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam, bảo đảm đến tháng 9/2015, sẽ triển khai trong toàn ngành thuế, tạo nền tảng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thuế của Việt Nam theo chuẩn quốc tế.

Quang Thiều

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục