Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã điểm

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/11/2014 | 8:22:25 AM

YBĐT - Giảm tỷ lệ hộ nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) hướng đến và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập trên một diện tích canh tác là giải pháp quan trọng để xóa đói, giảm nghèo. Xã Tân Đồng (huyện Trấn Yên) một trong hai địa phương được chọn làm điểm của tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu quan trọng này.

Tân Đồng đã chuyển đổi 32ha ruộng nước sang trồng dâu.
Tân Đồng đã chuyển đổi 32ha ruộng nước sang trồng dâu.

Là một trong hai xã điểm tỉnh lựa chọn làm điểm XDNTM, trong quá trình thực hiện, có giai đoạn Tân Đồng mới chỉ quan tâm đến các tiêu chí hạ tầng như: đường giao thông, chợ, nhà văn hóa… chưa thực sự quan tâm đến tiêu chí giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nhận thức được vấn đề đó, từ năm 2012 - 2014, xã đã tích cực chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp và đất ruộng một vụ, bước đầu đã có kết quả tích cực.

Với diện tích đất lâm nghiệp 2.264ha, xã chủ trương phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến; vận động người dân các thôn Khe Lóng, Khe Đát, Phúc Lương loại bỏ các cây kém hiệu quả sang trồng quế với diện tích 1.300ha, bồ đề 300ha và đưa cây măng Bát Độ vào trồng ở những nơi có địa hình phù hợp với diện tích 65 ha. Hàng năm, sản lượng quế vỏ thô trung bình 300 tấn, lá quế 800 tấn, măng Bát Độ 500 tấn, khai thác gỗ tròn 9.000m3.

Tuy nhiên, thành công lớn nhất của Tân Đồng là chuyển đổi 32ha ruộng nước sang trồng dâu, nuôi tằm. Đồng chí Phí Văn Chí - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Hiện nay, mô hình trồng dâu, nuôi tằm đang mang lại hiệu quả rất cao, từ 7 - 8 sào đất ruộng cùng với 2 lao động mỗi năm cho thu nhập 100 triệu đồng trong tầm tay. Đây cũng là hướng đi của Tân Đồng trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng". Việc chuyển đổi đất ruộng này đã có sự chuẩn bị chu đáo, năm 2013, xã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật nuôi tằm trong 3 tháng, đồng thời, thành lập Tổ hợp tác dâu tằm gồm 6 hộ cung cấp giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm.

Chị Lê Thị Lưu - Tổ trưởng cho biết: "Để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh, Tổ quy định rõ ràng với từng thành viên, cung ứng giống cho hộ nào thì bao tiêu sản phẩm kén cho hộ đó, nên không có chuyện tranh mua, tranh bán, giá cả ổn định và không bị tư thương bên ngoài ép giá".

Qua hai năm thực hiện cho thấy, hiệu quả của việc chuyển đổi rất rõ nét. Năm 2013, anh Đỗ Văn Thạch, thôn 5 chuyển đổi 6 sào lúa sang trồng dâu, nuôi tằm, đến nay, ruộng dâu đã bắt đầu cho thu nhập. Anh Thạch cho biết: "Thôn 5 có 17ha ruộng nước, người dân đều đã chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm. Với diện tích 6 sào, tôi nuôi mỗi năm 6 lứa tằm, mỗi lứa một vòng trứng cho từ 15 - 16kg kén, giá ổn định 110.000 đồng/kg sẽ đem lại thu nhập trên 80 triệu đồng mỗi năm, cao hơn trồng lúa rất nhiều".

Hiện, xã có 218 hộ tham gia trồng dâu, nuôi tằm, diện tích dâu kinh doanh 81,7ha, sản lượng kén 68,5tấn, năng suất bình quân 17kg kén/vòng, ước tính thu nhập trên 4 tỷ đồng mỗi năm. Đồng chí Phí Văn Chí cho biết thêm: "Với điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí của người dân địa phương, trồng dâu, nuôi tằm hoàn toàn phù hợp với khả năng lao động của nhân dân, tạo thu nhập bền vững".

Từ hiệu quả thực tế, nhiều hộ đã đầu tư cải tạo vườn đồi, san tạo mặt bằng, chuyển đổi diện tích cây trồng khác sang trồng dâu, nuôi tằm. Trong quá trình phát triển, người dân đã chủ động, liên kết chặt chẽ tạo thành các tổ, nhóm sản xuất. Đảng ủy, chính quyền xã Tân Đồng đã xây dựng phương án mở rộng diện tích, sử dụng các nguồn XDNTM, hình thành các vườn ươm cây giống, chủ động hỗ trợ các hộ gia đình có nhu cầu.

 Anh Dũng

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục