Nội lực Chấn Thịnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/11/2014 | 1:35:31 PM

YBĐT - Trước đây, đời sống của nhân dân xã Chấn Thịnh (Văn Chấn) tương đối khó khăn vì chưa áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, hơn nữa lại chưa mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Trong một vài năm trở về đây, mức sống của nhân dân đã được cải thiện rõ nét là nhờ tích cực lao động sản xuất, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và đoàn kết xây dựng cuộc sống ở khu dân cư.

Xác định phát triển kinh tế gắn với xây dựng đời sống văn hóa là mục tiêu hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Đảng bộ, chính quyền xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thay đổi tập quán sinh hoạt, xây dựng nếp sống văn hóa. Thôn Kiến Thịnh 2, Kiến Thịnh 3 từ lâu đã được biết đến như một điển hình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Ông Lại Xuân Thành - Trưởng thôn Kiến Thịnh 3 cho biết: “Thu nhập chính của nhân dân nơi đây chủ yếu dựa vào trồng chè, chăn nuôi và một số ngành nghề phụ. Trong phong trào phát triển kinh tế, chính cán bộ, đảng viên trong thôn đã gương mẫu đi đầu trong việc tận dụng thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó nhân dân tích cực học tập, làm theo. Trong thôn xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế tổng hợp bước đầu cho thu nhập cao. Điển hình là gia đình ông Đặng Ngọc Cương với mô hình chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp cho thu nhập từ 90 đến 100 triệu đồng/năm; ông Bùi Văn Đường trồng chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm có nguồn thu 75 triệu đồng/năm”.

Những năm gần đây, Chấn Thịnh có bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ chỗ hầu hết các diện tích lúa được gieo cấy bằng các giống lúa địa phương, năng suất đạt trên 75 - 80 tạ/ha/năm đến nay đã có trên 98% diện tích được gieo cấy bằng các giống lúa thuần và lúa lai cao sản, năng suất bình quân đạt 120 tạ/ha/năm.

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhân dân còn tích cực thâm canh tăng vụ, phát triển rừng và chăn nuôi đại gia súc. Trong năm 2014, toàn xã đã gieo trồng trên 170ha cây vụ đông, trồng mới 130ha rừng, góp phần đưa tổng diện tích rừng lên 2.374ha, thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 23%.

Chấn Thịnh có 18 thôn bản, trong đó có tới 5 thôn đặc biệt khó khăn và toàn xã có 6 cây cầu với trên 30km hệ thống đường liên thôn, liên xã. Do vậy, việc phát triển giao thông nông thôn trở thành vấn đề then chốt, trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Hà Đình Kiên - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, HĐND và UBND xã đã tập trung xây dựng nghị quyết và đề ra các giải pháp, tập trung phát huy các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Đồng thời, xã họp bàn với nhân dân, vận động nhân dân hằng năm đóng góp kinh phí và ngày công cũng như hiến đất để xây dựng các công trình giao thông, giải quyết từng bước những khó khăn về giao thông đi lại và lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế để từng bước nâng cao đời sống của nhân dân”.

Nhờ đó, từ năm 2010 đến nay, địa phương đã có thêm nhiều tuyến đường và cầu giao thông nông thôn được nâng cấp, sửa chữa, xây mới. Riêng trong năm 2012, bằng các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, Chấn Thịnh đã tu sửa cầu treo thôn Ao Lay trị giá 170 triệu đồng; xây dựng tuyến đường bê tông dài 1,1km với số tiền nhân dân đóng góp lên đến 520 triệu đồng và Nhà nước hỗ trợ 780 triệu đồng.

Năm 2014, xã tiếp tục đăng ký bê tông hóa 1,2km đồng thời vận động nhân dân tu sửa, đổ cấp phối các tuyến đường khác, giải quyết khó khăn đi lại trước mắt và chuẩn bị tốt cho việc bê tông hóa các năm tiếp theo. Bên cạnh các công trình trọng điểm ở các cơ sở thôn bản, nhân dân cũng tích cực tham gia đóng góp xây dựng các tuyến đường nội thôn.

Giờ đây, với tuyến đường Tân Thịnh - Chấn Thịnh - Minh An được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cùng các khu mỏ khai thác khoáng sản đi vào hoạt động sẽ mở ra cơ hội thông thương hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho nhân dân nơi đây.

Anh Dũng

Các tin khác
Các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Yên Bái tập trung thực hiện khắc phục các tồn tại trên lưới điện trước kỳ nghỉ lễ.

Trong dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5, cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục chưa từng có trong suốt 10 năm qua, nhiều nơi lên đến hơn 43 độ C. Do đó, nhu cầu sử dụng điện của người dân đã tăng đột biến.

Giá vàng nhẫn giảm cùng chiều với giá vàng thế giới

Sáng nay (1/5), giá vàng nhẫn quay đầu giảm cùng chiều với giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng nhẫn mất mốc 76 triệu đồng/lượng.

Các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Yên Bái thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền là giải pháp cung cấp hóa đơn có kết nối với cơ quan thuế, mang lại nhiều lợi ích. Người nộp thuế có thể chủ động trong việc lập hóa đơn khi có phát sinh bán hàng hóa, dịch vụ; tiết kiệm thời gian, chi phí.

Mô hình du lịch trải nghiệm của chị Đinh Thị Đương - chủ Homstay Mường Lò Famstay ở xã Phúc Sơn hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Trong ảnh: Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch và thị xã Nghĩa Lộ tham quan mô hình du lịch trải nghiệm của chị Đinh Thị Đương.

Thời gian qua, thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung triển khai công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN), giúp nhau phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục