Người mạnh dạn làm giàu ở Làng Ven

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/11/2014 | 3:04:10 PM

YBĐT - Là người dân tộc Tày, gia đình anh Hoan vẫn giữ được nếp nhà sàn truyền thống, sinh hoạt sum vầy vài ba thế hệ nhưng tư tưởng trong làm ăn và sự mạnh dạn dám nghĩ dám làm lại hết sức tiến bộ, thực sự không nhiều ở xã Ngọc Chấn xa xôi còn nhiều khó khăn này.

Anh Hoan giới thiệu vườn thanh long mới trồng thử nghiệm thành công.
Anh Hoan giới thiệu vườn thanh long mới trồng thử nghiệm thành công.

Các cán bộ xã Ngọc Chấn (Yên Bình) bảo: Thôn 5 - Làng Ven là thôn “sinh sau đẻ muộn” và cũng là thôn xa nhất của xã. Ban đầu cũng chỉ có ít hộ dân ra khai phá đất hoang, tranh thủ diện tích dưới cos hồ Thác Bà mà trồng cấy nhưng rồi càng ngày Làng Ven càng thêm hộ, thêm khẩu. Năm 1980 thôn Làng Ven mới chính thức được thành lập. Vậy nhưng kinh tế của các hộ dân ở đây lại tương đối khá giả. Trong đó, người đi đầu ở Làng Ven mạnh dạn đổi mới cung cách làm ăn, được bà con tin yêu nể phục là anh Trưởng ban Mặt trận thôn Mã Đình Hoan.

Là người dân tộc Tày, gia đình anh Hoan vẫn giữ được nếp nhà sàn truyền thống, sinh hoạt sum vầy vài ba thế hệ nhưng tư tưởng trong làm ăn và sự mạnh dạn dám nghĩ dám làm lại hết sức tiến bộ, thực sự không nhiều ở xã Ngọc Chấn xa xôi còn nhiều khó khăn này.

Nhờ có đồi đất rộng, vợ chồng anh cùng các con tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả. 9ha đất rừng phủ kín cây nguyên liệu giấy. Đến tuổi khai thác, anh mạnh dạn đầu tư chi phí mở đường đến gần 1km để vận chuyển gỗ rừng ra tiêu thụ. Cần người làm, anh thuê lao động trên địa bàn cũng là giúp giải quyết công ăn việc làm cho 20 lao động làm trong 2 tháng trời.

Anh Hoan bảo: “Riêng tiền trả công lao động đã đến 75 triệu đồng”. Thu trên 400 triệu từ khai thác đồi rừng, sau khi đã trừ chi phí, số tiền còn lại anh tiếp tục đầu tư tái sản xuất, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất và cải thiện cuộc sống sinh hoạt. Diện tích đất đồi rừng sau khi khai thác tiếp tục được trồng mới.

Cùng với đó, anh chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi trâu vừa lấy sức cày kéo vừa cho nguồn thu khá, rồi thì phát triển đàn dê, nuôi gà vịt, nuôi cá trên diện tích ao đập 1.000m2. Nguồn thu tổng hợp từ chăn nuôi cũng đạt trên 60 triệu đồng mỗi năm. Hàng năm, gia đình anh cũng thâm canh thêm diện tích dưới cos 58 trên lòng hồ Thác Bà để cấy lúa. Thuận lợi, mỗi vụ đông xuân cũng thu trên 4 tấn thóc.

Ngoài ra, các cây mầu khác như ngô, lạc, đậu đỗ các loại cũng được thâm canh tích cực cho thêm nguồn thu nhập cả chục triệu đồng… Những nguồn thu đó đã giúp gia đình anh Hoan có kinh tế khá giả không chỉ đối với thôn Làng Ven mà cả ở xã Ngọc Chấn.

 Có lẽ thành công mới nhất, mang lại nhiều hứng thú cho anh Hoan chính là vườn thanh long 120 gốc đã cho thu hoạch từ 2 năm nay. Ban đầu, xem ti vi, đọc sách báo thấy nhiều mô hình trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao anh đã lặn lội đi tham quan, học hỏi và đưa giống về trồng. Cả hai giống thanh long ruột đỏ và ruột trắng được trồng thử nghiệm đều khá hợp đất và phát triển tốt.

Năm 2012 bắt đầu trồng, năm 2013 đã được thu 4 tạ quả bói. Năm 2014 này tiếp tục cho thu hoạch. Là người đầu tiên ở Ngọc Chấn trồng, thanh long cũng là giống cây khá xa lạ với người dân địa phương, bởi vậy khi anh Hoan đưa về trồng nhiều người nghĩ anh mạo hiểm. Nhưng rồi Thanh Long lớn nhanh, đẻ nhánh đơm bông, đậu quả trong sự bất ngờ của mọi người.

Từ chỗ tò mò, nghi hoặc, mọi người đã bất ngờ, thích thú khi thấy Thanh Long lủng lẳng quả là quả mà lại bán được giá cao. Mỗi cân Thanh Long ruột trắng anh Hoan bán được giá 20 nghìn đồng. Thanh Long ruột đỏ năng suất thấp hơn nhưng lại giá bán lại đắt gấp đôi Thanh Long ruột trắng. Thấy hiệu quả, đã có người trong thôn tới học tập kinh nghiệm và xin giống về trồng. Anh Hoan dự định tới đây sẽ tiếp tục mở rộng diện tích. Điều anh do dự nhất chính là khâu tiêu thụ sản phẩm. Nói thì nói vậy nhưng tôi vẫn thấy anh quyết tâm lắm. Anh bảo: “Đây là loại cây trồng sống khỏe, không phải mất nhiều công chăm sóc, thị trường lại rất ưa chuộng vì thế trước mắt vẫn có thể yên tâm phát triển”.

Là gương điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Ngọc Chấn  mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và đã làm thành công, anh Hoan được mọi người rất nể phục và cũng có ảnh hưởng lớn tới người dân trên địa bàn. Riêng tôi thì cứ ấn tượng mãi với vườn thanh long ở một nơi xa xôi như Ngọc Chấn. Nếm trái thanh long tươi rói, ngọt mát chủ nhân cắt về từ vườn nhà quả thật rất thú vị, phấn khởi. Bởi hơn hết thành quả đó là minh chứng của tư tưởng tiến bộ trong cách nghĩ, cách làm, sự mạnh dạn lần hồi chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi một cách hiệu quả thực sự rất đáng quý từ mỗi cá nhân để rồi có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.

 Ngọc Tú

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục