Yên Hưng phát huy lợi thế để phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/4/2015 | 10:23:34 AM

YênBái - YBĐT - Là một xã vùng thấp của huyện Văn Yên (Yên Bái) lại hội tụ những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khi có quốc lộ, đường thủy chạy qua địa bàn, thuận tiện cho việc giao thương phát triển kinh tế - xã hội, các thế mạnh về nguồn nhân lực, kinh nghiệm sản xuất, sự năng động của đội ngũ cán bộ và nhân dân… đã được Yên Hưng phát huy, tạo nên động lực cho sự phát triển.

Người dân xã Yên Hưng (Văn Yên) làm các thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư phát triển sản xuất.
Người dân xã Yên Hưng (Văn Yên) làm các thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư phát triển sản xuất.

Kết quả qua một nhiệm kỳ phát triển của xã là những con số rất đáng mừng, trong đó, tổng sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt trên 1.100 tấn; lương thực bình quân đầu người năm 2014 đạt gần 500kg/năm, (tăng gần 40kg so với năm 2010); thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 22 triệu đồng/năm (tăng 12 triệu đồng/người/năm so với năm 2010, vượt 2 triệu đồng so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra). Điều đó cho thấy, một sự bứt phá để đạt được kết quả quan trọng đó là giữ tăng trưởng kinh tế ổn định và nâng cao một bước đời sống nhân dân. Có lẽ với những điều kiện tự nhiên và sự năng động trước cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế ở Yên Hưng trong nhiệm kỳ qua đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng sản xuất nông - lâm nghiệp.

Toàn xã có 686 hộ dân, trên 2.000 nhân khẩu, diện tích đất nông nghiệp chưa đầy 80ha nhưng với hệ thống thủy lợi tưới tiêu cơ bản đã kiên cố, hàng năm, nhân dân trong xã thâm canh tốt diện tích lúa nước năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha/vụ, sản lượng trên 800 tấn. Để bảo đảm sản lượng lương thực theo kế hoạch, lãnh đạo xã đã chỉ đạo nhân dân tích cực tận dụng diện tích trồng ngô đạt 85ha/năm, sản lượng trên 300 tấn (bằng 110% kế hoạch). Riêng với cây sắn cao sản, hàng năm, xã trồng 170ha, sản lượng đạt 3.600 tấn. Do diện tích đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu, với trên 700ha nên Đảng bộ, chính quyền địa phương đã chủ trương vận động nhân dân phát triển mạnh trồng rừng kinh tế. Hiện, tỷ lệ che phủ rừng ở Yên Hưng đạt 70%. Hàng năm, bình quân toàn xã trồng mới 70ha, đồng thời cũng khai thác khoảng 1.600m3 gỗ, mang về thu nhập bình quân 1,7 tỷ đồng. Đây cũng được xác định là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương.

Hiện tại, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng của Yên Hưng chiếm 26% (tăng 4,6%); dịch vụ thương mại chiếm 24% (tăng 3,3%) chính là kết quả của việc phát huy thế mạnh phát triển các cơ sở sản xuất tư nhân, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, mộc dân dụng, sản xuất gia công gỗ ván phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Đến nay, toàn xã có 8 xưởng chế biến gỗ, 2 xưởng sản xuất gạch xi măng, 5 xưởng mộc dân dụng… Hoạt động của các cơ sở này đã mang lại sự sôi động và tạo công ăn việc làm cũng như tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng của nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, nguồn thu nhập từ các cơ sở sản xuất này trên 5 tỷ đồng/năm. Xuất phát từ nguồn lao động dồi dào, chiếm số đông là thanh niên, trên địa bàn xã đã hình thành và duy trì 10 đội thợ xây, tạo việc làm cho 200 lao động. Nguồn thu nhập từ các đội thợ xây đạt trên 9 tỷ đồng/năm.

Các đồng chí lãnh đạo xã cho biết: “Hầu hết các công trình xây dựng trên địa bàn xã từ nhà dân đến các công trình kiên cố hóa đường giao thông, cống rãnh, kênh mương… đều do con em trong xã đảm nhận thi công, không chỉ góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho lao động mà còn hoàn toàn yên tâm về chất lượng công trình”. Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng mang về nguồn thu đáng kể như: khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng đạt 1,1 tỷ đồng/năm; dịch vụ kinh doanh tổng hợp, thương mại đạt doanh số khoảng 12 tỷ đồng/năm; dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của nhân dân cùng với máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm cũng mang về nguồn thu trên 10 tỷ đồng.

Có thể nói, với việc phát huy tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế cùng với các nguồn lực, chương trình đầu tư của Nhà nước đã tạo nên một diện mạo mới ở Yên Hưng, làm nên bước đột phá về cơ sở hạ tầng, với tổng giá trị đầu tư 42,4 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 26,3 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 16,1 tỷ đồng. Nhờ đó, xã đã bê tông hóa 10,5km đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương thủy lợi, đường điện 0,4KV được đầu tư, bảo đảm các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và sinh hoạt. Những thành tựu đã đạt được chính là cơ sở để xã vững tin bước vào một nhiệm kỳ mới đầy quyết tâm, với những mục tiêu hết sức quan trọng: phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với năm 2015, đạt mức 33 triệu đồng/năm.

 Hoàng Bách

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục