Yên Bình:

Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/5/2015 | 9:09:04 AM

YênBái -

Trong vài năm trở lại đây, huyện Yên Bình đã biết khai thác tốt các nguồn tài nguyên, khoáng sản và các lợi thế về nông, lâm nghiệp để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Từ một địa phương có xuất phát điểm CN-TTCN gần như không có gì nhưng hôm nay đã có sự phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Dây chuyền may xuất khẩu của Công ty TNHH DAESUNG GLOBAL thuộc cụm công nghiệp Thịnh Hưng.
Dây chuyền may xuất khẩu của Công ty TNHH DAESUNG GLOBAL thuộc cụm công nghiệp Thịnh Hưng.

Không quá nhiều tài nguyên, khoán--  sản, cũng không nhiều lợi thế nhưng Yên Bình đã biết vận dụng và khai thác hiệu quả thế mạnh sẵn có của địa phương, có nhiều cơ chế chính sách “đặc thù” thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN, khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhờ vậy, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong năm năm trở lại đây tăng bình quân 8,1%/năm. Quan trọng hơn cả là ngành CN-TTCN đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay, trên địa bàn có gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có trên nửa là sản xuất CN-TTCN. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã được cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học tân tiến vào sản xuất.

Nếu như năm 2010, giá trị sản xuất mới đạt gần nghìn tỷ đồng thì dự ước năm 2015 này sẽ là 1.926 tỷ đồng - một con số không phải địa phương nào cũng làm được. Khó ai có thể tin được những dãy núi đá ở Mông Sơn trơ trọi giữa đại ngàn nay đã được khai thác và trở thành một nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến xi măng, bột đá CaCo3, đá hạt... Nhiều sản phẩm bột đá siêu mịn được xuất khẩu sang những thị trường khó tính cũng như phục vụ ngành công nghiệp trong nước. Hàng chục doanh nghiệp, công ty tới đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại tạo ra hàng chục vạn tấn sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nói về sự phát triển CN-TTCN của huyện, ông Nguyễn Đức Điển - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015, Yên Bình đã xây dựng chương trình hành động cụ thể. Huyện xác định lấy công nghiệp làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế. Từ đó, tập trung phát triển lĩnh vực chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản là những thế mạnh của địa phương. Huyện cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư, song hành cùng nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, đào tạo nguồn lao động và giải phóng mặt bằng. Bằng những cách làm đó, hướng đi đó, Yên Bình đã trở thành địa phương phát triển mạnh công nghiệp”.

Do làm tốt công tác quy hoạch, định hướng, thu hút đầu tư, Yên Bình đã trở thành một vùng đất lành cho các doanh nghiệp, công ty đến làm ăn. Tại cụm công nghiệp Thịnh Hưng diện tích 24ha, nay đang được mở rộng lên 45ha đã có Công  ty TNHH DAESUNG GLOBAL (Hàn Quốc) đến đầu tư với tổng số vốn đầu tư 15 triệu USD. Hiện, Công ty đã đầu tư nhà máy với dây chuyền sản xuất, gia công các loại sản phẩm quần, áo, áo khoác trùm, áo liền quần... với công suất 1,5 triệu sản phẩm/năm.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong mục tiêu phát triển kinh tế 5 năm 2015-2020, huyện vẫn xác định phát triển công nghiệp là khâu đột phá trong phát triển kinh tế huyện; chuyển mạnh từ chế biến thô sang chế biến sâu, chế biến tinh trong lĩnh vực nông, lâm sản, khoáng sản. Song song với đó là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng cho sản xuất, giảm nhập khẩu và mua từ bên ngoài; đẩy mạnh đầu tư, thu hút đầu tư phát triển sản xuất, tiếp tục đầu tư xây dựng và mở rộng cụm công nghiệp Thịnh Hưng gắn với phát triển dịch vụ đô thị; có những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào chế biến đá trắng và sản xuất vật liệu xây dựng vào khu công nghiệp Mông Sơn; quy hoạch hợp lý các ngành công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, gắn kết giữa đào tạo lao động với quy hoạch phát triển ngành nghề và doanh nghiệp sử dụng lao động. Với cách đi đó, hướng đi đó thì mục tiêu đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện đạt trên 2.136 tỷ đồng là nằm trong tầm tay.

Ngọc Trúc

 

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục