Nông dân Hưng Thịnh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/7/2015 | 9:28:13 AM

YênBái - YBĐT - Hưng Thịnh là xã của huyện Trấn Yên, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều kiện đất đai rộng rãi cộng với dám nghĩ, dám làm, đặc biệt, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của Hội Nông dân xã đã tiếp thêm sức mạnh để người nông dân nơi đây làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Cán bộ Hội Nông dân xã Hưng Thịnh tham quan vườn cây ăn quả của gia đình anh Mai Văn Tình ở thôn Trực Chính.
Cán bộ Hội Nông dân xã Hưng Thịnh tham quan vườn cây ăn quả của gia đình anh Mai Văn Tình ở thôn Trực Chính.

Ông Hà Công Hoằng - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Hội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp cho hội viên về kiến thức, kinh nghiệm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đồng thời giúp đỡ hội viên nghèo bằng ngày công lao động, cây, con giống, kinh nghiệm sản xuất; vận động hội viên xây dựng quỹ hội, đóng góp ngày công để giúp các hộ xóa nhà dột nát; phối hợp với cơ quan khuyến nông, cơ sở dạy nghề mở lớp đào tạo nghề ngắn hạn; tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên với các kỹ thuật như: chăm sóc lúa, cam, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tre măng Bát Độ, trồng chè VietGAP, sử dụng phân bón cho cây trồng...; thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện.

Hội còn tổ chức cho hội viên đi tham quan mô hình trồng cây ăn quả, mô hình chăn nuôi trong và ngoài tỉnh để rút kinh nghiệm, từ đó, thúc đẩy kinh tế phát triển, chuyển dần từ sản xuất độc canh, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Để đa dạng hóa hình thức tập hợp nông dân, Hội đã xây dựng tổ hợp tác trồng cây ăn quả có múi với 34 hội viên - ông Hoằng thông tin thêm.

Hiện, toàn xã đã trồng được gần 90ha cây ăn quả có múi, trong đó năm 2014 có 41ha đã cho thu nhập trên 11 tỷ đồng, chủ yếu là: cam Đường Canh, cam sành, chanh tứ thời và bưởi Diễn... Từ đầu năm đến nay, toàn xã đã trồng mới trên 30ha cây ăn quả các loại.

Anh Mai Văn Tình ở thôn Trực Chính đã chuyển đổi diện tích vườn rừng của gia đình thành trang trại trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi tổng hợp.  Anh cho biết: “Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái, tôi không đi làm ở ngoài mà ở nhà phát triển kinh tế gia đình, trồng và ươm các giống cây ăn quả có múi. Ngoài ra, tôi còn xây hai khu ao, một khu dành thả cá và một khu nuôi ba ba gai. Mỗi năm, gia đình tôi cũng thu được trên 200 triệu đồng”.

Anh Phạm Thanh Toàn ở thôn Yên Bình cũng là một trong những hội viên tiêu biểu trong tổ hợp tác cây ăn quả có múi của xã với diện tích hiện tại 3,5ha. Anh Toàn cho hay: “Trước đây, gia đình chỉ trồng lúa và hoa màu theo mùa, hiệu quả thấp. Nhận thấy các địa phương khác trồng cây ăn quả có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao và được sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, tôi đã mua cây giống về trồng, sau đó, tự ươm tại vườn nhà và cung ứng giống cho người dân trong vùng. Vào mùa thu hoạch, khách tới đặt hàng tại nhà, có những thời điểm không đủ cung ứng cho thị trường. Mỗi năm, gia đình tôi cũng thu từ 500 - 600 triệu đồng và thường xuyên tạo việc làm cho từ 2 - 4 lao động với mức thu nhập khoảng 4,5 triệu đồng/tháng”.

Được biết, với những kết quả đã đạt được, năm 2014, anh Toàn vinh dự được tuyên dương là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi và phong trào thi đua yêu nước của huyện, tỉnh.

Ông Hà Công Hoằng cho biết thêm: “Hội còn vận động hội viên phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa, trồng cây cảnh, làm xưởng bóc gỗ, sản xuất gạch bê tông, xưởng chẻ quế khô, kinh doanh dịch vụ tạp hóa…, điển hình như các hội viên: Nguyễn Văn Toàn, Lê Minh Hiến, Nguyễn Văn Tươm, Phạm Văn Toàn, Mai Văn Tam... Ngoài ra, Hội còn vận động các hộ có diện tích cam nhiều, có kỹ thuật chiết ghép, làm vườn ươm tại gia đình, giúp cho các hộ nghèo về cây giống với phương thức trả chậm, không tính lãi, mở rộng diện tích cây ăn quả trên địa bàn xã”.

Minh Huyền

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục