Tích cực phòng trừ sâu, bệnh hại lúa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/7/2015 | 2:57:12 PM

YênBái - YBĐT - Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng xen lẫn mưa đã khiến hàng trăm héc-ta lúa mùa ở các địa phương trong tỉnh nhiễm sâu, bệnh. Đáng chú ý, bà con nông dân đang phải đối mặt với rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa với mật độ cao. Nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời thì dịch sẽ còn tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, sản lượng lúa.

Nông dân huyện Văn Chấn bón phân viên nén dúi sâu cho lúa.
(Ảnh: Hồng Duyên)
Nông dân huyện Văn Chấn bón phân viên nén dúi sâu cho lúa. (Ảnh: Hồng Duyên)

Bước vào sản xuất lúa mùa năm nay, nhà nông gặp nhiều khó khăn đặc biệt là thời tiết nắng nóng kéo dài, khô hạn trên diện rộng. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương và nỗ lực của bà con nông dân, toàn tỉnh vẫn đưa vào gieo cấy được trên 20.920ha lúa mùa. Hiện nay, lúa vụ mùa trà I đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái - làm đòng, trà II ở giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh trên diện tích lúa diễn biến hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng.

Qua kết quả kiểm tra trực tiếp của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, hiện toàn tỉnh có trên 450ha nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng (tăng 5,4 lần so cùng kỳ năm trước). Mật độ trung bình 750 con/m2, cao 3.500 con/m2, cục bộ 4.000con/m2. Diện tích nhiễm tập trung chủ yếu ở các huyện: Văn Chấn, Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ. Ngoài ra, còn có một số đối tượng dịch hại khác như: sâu cuốn lá nhỏ diện tích nhiễm 117ha, bệnh khô vằn diện tích nhiễm 365ha, sâu đục thân 2 chấm diện tích nhiễm 10ha, chuột diện tích nhiễm 18ha.

Trước diễn biến sâu, bệnh hại lúa có nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa, Chi cục BVTV tỉnh đã thường xuyên ra thông báo tình hình sâu, bệnh hại lúa; tăng cường cán bộ xuống cơ sở cùng với cán bộ khuyến nông các huyện, thị triển khai các biện pháp tổ chức, chỉ đạo phòng trừ có hiệu quả; thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sâu, bệnh để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời. Nhiều diện tích có mật độ rầy nâu cao đã được phòng trừ từ 2 - 3 lần, nhờ vậy, đã cơ bản khống chế được sâu, bệnh giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Bà Hoàng Yến - Phó chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “Theo nhận định của Chi cục, thời gian tới, do thời tiết còn diễn biến rất phức tạp, nắng, mưa xen kẽ sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh và có khả năng lây lan trên diện rộng. Đặc biệt, cần đề phòng rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá. Những ngày này, đơn vị đã tăng cường cán bộ kỹ thuật để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nông dân phun thuốc diệt trừ một cách hiệu quả đồng thời thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sâu, bệnh để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời ”.

Để bảo vệ tốt lúa vụ mùa, Chi cục đã đề nghị trạm BVTV các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến của từng đối tượng để có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch hại lây lan ra diện rộng. Đặc biệt lưu ý các vùng ổ dịch, vùng trọng điểm, vùng thâm canh cao, giống nhiễm; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân tự kiểm tra, phát hiện rầy nâu, rầy lưng trắng và các dịch hại khác như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá…

Trạm BVTV các huyện, thị, thành phố tăng cường kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV của các đại lý trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn việc tăng giá, thuốc giả, thuốc kém phẩm chất. Chuẩn bị đầy đủ thuốc BVTV để phục vụ kịp thời, tiện lợi cho việc phòng trừ sâu, bệnh vụ mùa, đặc biệt là rầy nâu, rầy lưng trắng; phối hợp với các đơn vị trong khối nông nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá gây hại trên lúa; thường xuyên báo cáo về Chi cục BVTV tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố về diễn biến tình hình dịch hại cũng như ý kiến tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Văn Thông

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục