Xanh thắm rừng Mù Cang

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2015 | 9:33:48 AM

YênBái - YBĐT - 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng ở Mù Cang Chải đã được quản lý tốt, nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng từ 55,7% lên 61% với cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện sinh thái. Nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy giảm rõ rệt do nhận thức của người dân đã chuyển biến tích cực, có ý thức trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng.

Công nhân gieo tạo giống cây kiểm tra chất lượng cây sơn tra trước khi bàn giao cho các hộ dân trồng rừng.
Công nhân gieo tạo giống cây kiểm tra chất lượng cây sơn tra trước khi bàn giao cho các hộ dân trồng rừng.

Ở một huyện vùng cao còn đầy khó khăn, có trên 91% là đồng bào Mông đã từng mang nặng tập quán sản xuất phát rừng làm nương rẫy thì những gì đạt được trong việc bảo vệ rừng những năm qua là một kết quả đáng khích lệ. Kết quả ấy có sự đóng góp quan trọng của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải mà trực tiếp là sự cố gắng của đội ngũ 49 cán bộ, công nhân viên chức (CNVC) của đơn vị.

Trong đó vai trò lãnh đạo của Chi bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015 được khẳng định, hàng năm, các mục tiêu dự án và kế hoạch tỉnh giao đều được hoàn thành đảm bảo số lượng và chất lượng. Diện tích rừng bảo vệ các loại đã tăng từ 44.090ha (năm 2010) lên 47.880ha năm 2015, đạt 101% chỉ tiêu Nghị quyết.

Để cung cấp giống có chất lượng, Ban quản lý đã gieo tạo trên 8,7 triệu cây giống thông và sơn tra là những giống thuộc cơ loài phù hợp với điều kiện sinh thái, có tác dụng phòng hộ và mang lại giá trị kinh tế từ quả, nhựa và gỗ; tổ chức chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn các hộ dân trồng, chăm sóc rừng phòng hộ được 2.700ha, đạt 100% kế hoạch; chăm sóc rừng phòng hộ 11.058 ha đạt kế hoạch được giao; hoàn thành kế hoạch trồng 540ha rừng sản xuất.

5 năm qua, đơn vị đã tiếp nhận trên 20 tỷ đồng vốn đầu tư chi trả cho nhân dân tham gia công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong phạm vi dự án, giải quyết việc làm cho trên 5.000 hộ dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Ban quản lý rừng còn tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ Chương trình 30a của Chính phủ và chi trả cho nhân dân tham gia trồng và bảo vệ rừng theo đúng quy định.

Được biết, hiện Chi bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ có 4 tổ Đảng với 26 đảng viên, trong đó 11 đồng chí là người dân tộc thiểu số, 42,3% đảng viên có trình độ đại học. Những năm qua, Chi bộ đã thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác xây dựng tổ chức Đảng, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy, cán bộ đoàn thể, đảng viên.

Trong công tác cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ CNVC, Chi bộ đã quan tâm lãnh đạo công tác thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; vận động nhân dân đầu tư thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất đạt 90% diện tích, cải thiện đời sống vật chất người lao động, 100% số hộ có mức sống trung bình trở lên với thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. Mọi chế độ như BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác được hưởng đầy đủ theo quy định. Nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo, Chi bộ đã lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để xây dựng các nghị quyết chuyên đề và tập trung lãnh đạo thực hiện; cấp ủy viên thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thực tế ở các đơn vị, đề ra hướng khắc phục, giải quyết kịp thời.

Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chi bộ đã tổ chức cho cán bộ đảng viên, đoàn viên ký cam kết và xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề, lựa chọn cá nhân có thành tích trong học tập và làm theo gương Bác Hồ để khen thưởng. Qua đó, cán bộ đảng viên và CNVC nhận rõ trách nhiệm của mình, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Chi ủy đã rút ra kinh nghiệm trong chỉ đạo kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng; nêu cao vai trò người đứng đầu; thông báo kết quả tiếp thu ý kiến đóng góp của tổ chức và cá nhân sau kiểm điểm có tác dụng trên nhiều mặt. Công tác kiểm tra giám sát, công tác dân vận được tiến hành thường xuyên, trong đó thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai minh bạch các chế độ, chính sách đã góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo và phát huy được khối đại đoàn kết, triển khai thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

Chi bộ Ban quản lý phấn đấu đến năm 2020 quản lý bảo vệ 49.380 ha, trồng mới rừng phòng hộ và rừng sản xuất từ 2.000 đến 2.500ha; khai thác 5.000 mét khối gỗ tròn, tận thu nhựa thông 750 tấn, thu mua chế biến 80 tấn chè búp tươi; phối hợp với các ngành, chính quyền các xã trong huyện thực hiện thành công Đề án “Quản lý cây thảo quả, sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2015 - 2020”…

Với những kết quả đã đạt được và những kinh nghiệm rút ra trong nhiệm kỳ vừa qua, chắc chắn Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải sẽ thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền vững, nâng cao độ che phủ, tạo môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học; phát triển kinh tế đồi rừng sẽ gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ CNVC và nhân dân; góp phần giảm nghèo và giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trong những năm tới đây.

Quang Tuấn

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục