Đông An tận dụng tiềm năng, phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2015 | 2:47:31 PM

YênBái - YBĐT - Nằm ở phía bắc huyện Văn Yên, xã Đông An có thuận lợi trong sản xuất nông, lâm nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 4.029ha, trong đó, đất nông nghiệp 1.235ha, đất lâm nghiệp 1.834ha.

Nhờ đầu tư chăn nuôi trâu, gia đình ông Nguyễn Văn Phúc ở thôn An Khang đã có thu nhập ổn định.
Nhờ đầu tư chăn nuôi trâu, gia đình ông Nguyễn Văn Phúc ở thôn An Khang đã có thu nhập ổn định.

Đồng chí Lê Hữu Quang - Phó chủ tịch UBND xã Đông An cho biết: "Xã đã triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế, trong đó, đưa nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao cả về năng suất và chất lượng. Cụ thể, xã đã quy hoạch vùng trồng quế và cây lâm nghiệp 1.500ha, vùng sản xuất cây vụ đông trên đất hai vụ lúa 79ha, vùng sản xuất ngô 90ha, vùng sắn cao sản 600ha, vùng dong riềng 40ha, khu công nghiệp 34ha.

Bên cạnh đó, xã cũng xác định, chăn nuôi là một trong những mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương và trâu được xác định là vật nuôi chủ lực. Để thực hiện mục tiêu này, xã đã chỉ đạo ngành chuyên môn đẩy mạnh việc hướng dẫn phòng, chống rét, dịch bệnh; hỗ trợ bà con kiên cố chuồng trại; tiêm phòng, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi…".

Ông Nguyễn Văn Phúc ở thôn An Khang là một trong những hộ đi đầu trong chăn nuôi trâu. Ông cho biết: "Năm 2008, gia đình tôi mua 4 con trâu làm giống, vừa chăn nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi trong xã. Bên cạnh đó, gia đình cũng thường xuyên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ qua việc tiêm phòng dịch, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi. Đặc biệt, năm 2014, gia đình nhận được 35 triệu đồng của tỉnh hỗ trợ để phát triển chăn nuôi. Từ nguồn hỗ trợ, gia đình đã đầu tư mua thêm giống, tu sửa chuồng trại và trồng cỏ voi làm thức ăn. Hiện nay, gia đình tôi lúc nào cũng có trên 10 con trâu và bắt đầu có nguồn thu từ việc bán trâu giống và trâu thịt. Việc bán cũng rất dễ bởi thương lái đến tận nhà đặt mua. Năm 2015, gia đình đã xuất bán được một cặp trâu thịt, thu về gần 50 triệu đồng".

Được biết, từ những chính sách khuyến khích phát triển đàn trâu hàng hóa, hiện, toàn xã đã có 7 mô hình nuôi trâu với quy mô 10 con/gia trại, góp phần đưa tổng đàn trâu toàn xã lên 1.100 con. Hiện nay, đàn lợn của xã cũng đạt 6.000 con, gia cầm 74.000 con, nguồn thu  hàng năm từ chăn nuôi đạt trên 65 tỷ đồng.

Cùng phát triển nông, lâm nghiệp, với lợi thế có tới 6 thôn có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ cũng được xã chú trọng chỉ đạo nhân dân phát triển. Hoạt động tín dụng được đẩy mạnh, các hộ gia đình được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hiện, dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện 330 triệu đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 9 tỷ đồng, Quỹ Tín dụng nhân dân trên 33 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn xã có 3 xưởng sửa chữa ô tô, 5 xưởng chế biến gỗ, 6 xưởng sản xuất gạch không nung, 3 cơ sở sản xuất gạch chỉ, 1 cơ sở chưng cất tinh dầu quế, 11 cơ sở chuyên sản xuất đồ mộc dân dụng. Tổng doanh thu bình quân đạt trên 33 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho trên 180 lao động. Ngoài ra, còn có 105 hộ kinh doanh dịch vụ tổng hợp, với 51 hộ kinh doanh dịch vụ vận tải các loại, 5 hộ kinh doanh máy xúc với tổng doanh thu hàng năm đạt trên 21 tỷ đồng. Các nguồn thu trên đã đưa thu nhập bình quân đầu người trong xã lên 21,5 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, cũng theo đồng chí Lê Hữu Quang, tuy đã có sự phát triển nhưng Đông An vẫn còn một số tồn tại như: Tiềm năng lợi thế của địa phương chưa phát huy hết; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm; chưa nhân rộng được các mô hình trong phát triển kinh tế, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún; chưa tìm được thị trường đầu ra ổn định cho các sản phẩm… Để khắc phục những tồn tại này, Đông An sẽ tiếp tục có giải pháp phát huy tối đa về điều kiện lợi thế của địa phương, trong đó, tiếp tục đưa giống mới phù hợp vào thâm canh; nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để khuyến cáo người dân sản xuất; tăng cường công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật...

Nhờ tận dụng tiềm năng, lợi thế cùng sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, bộ mặt Đông An đã có sự đổi thay nhanh chóng, đời sống người dân được nâng lên. Hy vọng, với những giải pháp phù hợp, Đông An sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Minh Huyền 

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục