Tín hiệu vui từ Mồ Dề

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/10/2015 | 3:09:19 PM

YênBái - YBĐT- Xác định lấy nông - lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm là hướng đi chính trong phát triển kinh tế, thời gian qua, các hộ dân trong xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tích cực thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa giống mới vào sản xuất. Nhờ đó, diện tích, năng suất và sản lượng lương thực của xã tăng lên đáng kể.

Lãnh đạo xã Mồ Dề phấn khởi trước mô hình chăn nuôi dê hiệu quả của các hộ dân trên địa bàn.
Lãnh đạo xã Mồ Dề phấn khởi trước mô hình chăn nuôi dê hiệu quả của các hộ dân trên địa bàn.

Mồ Dề là một trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Mù Cang Chải, có gần 100% dân số là đồng bào Mông. Toàn xã có 710 hộ với trên 4.000 nhân khẩu sinh sống tại 10 bản. Mồ Dề vẫn còn hơn 80% số hộ nghèo và hộ cận nghèo. Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, đồng thời đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm kỳ mới, như: tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.400 tấn/năm; đạt 15/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt trên 100 triệu/năm; đàn gia súc hàng năm tăng từ 6 - 7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng/năm; giảm 8% tỷ lệ hộ nghèo hàng năm…

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mồ Dề đã và đang tích cực tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, phát huy nội lực từng bước phấn đấu thoát nghèo. Xác định lấy nông - lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm là hướng đi chính trong phát triển kinh tế, thời gian qua, các hộ dân trong xã đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tích cực thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa giống mới vào sản xuất.

Nhờ đó, diện tích, năng suất và sản lượng lương thực của xã tăng lên đáng kể. Trong đó, diện tích trồng lúa tăng 32ha; sản lượng tăng 178 tấn, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Ngoài 2 vụ sản xuất lúa, đồng bào đã đưa cây ngô đông vào gieo trồng trên đất ruộng hai vụ, diện tích trồng ngô năm 2014 đạt trên 134ha, năng suất 3,2 tấn/ha, sản lượng đạt 428 tấn.

Cùng với phát triển mạnh cây các loại cây nông, lâm nghiệp, trên địa bàn xã đã xuất hiện những mô hình sản xuất, chăn nuôi tập trung bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Điển hình như hơn 10 hộ gia đình người Mông ở bản Sáng Nhù, đã cùng nhau phát triển mô hình chăn nuôi dê lên tới hàng trăm con, hàng năm mỗi gia đình thu về cả chục triệu đồng. Nhóm chăn nuôi vịt thương phẩm ở Nả Háng A do ông Sùng Vảng Tồng làm trưởng nhóm cũng khá thành công, được UBND xã tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 (2010 - 2015).

Đồng chí Mùa A Giờ - Bí thư Đảng ủy xã Mồ Dề cho biết: “Mô hình chăn nuôi dê đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế hộ ở các bản trong xã, từ chăn nuôi dê đã có nhiều hộ đã thoát nghèo. Những năm tới, Đảng bộ, chính quyền xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho người dân tham gia mô hình này, để không những vươn lên thoát nghèo mà còn có thể làm giàu chính đáng”.

Phát triển nghề nuôi dê đang là hướng đi đúng đắn như một tín hiệu vui ở Mồ Dề, hiện toàn xã có hơn 100 hộ tập trung phát triển chăn nuôi dê, với số lượng ở thời điểm hiện tại là 840 con. Đã có hộ hình thành mô hình chăn nuôi dê với số lượng lớn như: hộ Sùng Lử Chang - bản Nả Háng A, Sùng A Chống - bản Cung 11, Mùa Páo Lồng - bản Mồ Dề, Mùa Nhà Tu - bản Háng Sung. Chị Giàng Thị Dùa ở bản Nả Háng A cho biết: “Từ năm 2013, được huyện hỗ trợ vốn, gia đình tôi đã làm chuồng trại kiên cố chăn nuôi dê, đến nay đã nhân thêm được 23 con. Từ đầu năm 2015 đến nay tôi đã bán 5 con dê, được trên 10 triệu đồng nhờ đó cuộc sống đã bớt khó khăn”.

Với cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện, các bản trong xã Mồ Dề đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát huy thế mạnh của từng vùng và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi. Những mục tiêu, nhiệm vụ cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, chắc chắn rằng Mồ Dề sẽ thực hiện hiệu quả mục tiêu xoá nghèo trong một ngày không xa.

Vũ Đồng

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục