Lục Yên không chủ quan trong mùa mưa bão

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/5/2016 | 10:09:10 AM

YBĐT - Liên tiếp trong vòng hơn 1 tháng qua, trên địa bàn huyện Lục Yên xảy ra nhiều trận gió lốc và mưa đá khiến hàng chục nhà dân bị ảnh hưởng. So với mọi năm, tính chất, mức độ và cường độ ảnh hưởng của các trận gió lốc này nhiều và cục bộ hơn. Điều này cho thấy diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết trong mùa mưa bão năm nay. Chính vì vậy, huyện Lục Yên cần đề cao cảnh giác, chủ động các phương án phòng chống, không chủ quan trong mùa mưa bão.

Lãnh đạo huyện Lục Yên thăm hỏi, hỗ trợ gia đình bị sập nhà do giông lốc tại xã Minh Xuân.
Lãnh đạo huyện Lục Yên thăm hỏi, hỗ trợ gia đình bị sập nhà do giông lốc tại xã Minh Xuân.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Lục Yên, từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra nhiều đợt mưa lốc hư hỏng, tốc mái và sập nhiều nhà dân. Ngày 4/5, gió lốc đã làm hư hỏng, tốc mái 60 nhà dân (hư hỏng từ 30% trở lên) tại 2 xã Tân Phượng và Minh Tiến. Ông Triệu Tiến Tiên - Chủ tịch UBND xã Tân Phượng cho biết: “Trận mưa, kèm lốc xoáy chỉ diễn ra khoảng 15 phút, nhưng đã làm 56 nhà dân bị ảnh hưởng. Mưa gió cục bộ cũng đã làm nhiều công trình công cộng bị hỏng mái như: trường học, trạm y tế, bưu điện. Ngoài ra, gió lốc còn làm thiệt hại nhiều diện tích hoa màu, cây lâm nghiệp...”.

Được biết, ngay sau khi mưa lốc xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện đã phối hợp với các xã tiến hành kiểm tra, xác minh thiệt hại và đôn đốc khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời, triển khai các biện pháp hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại nặng về nhà ở, ổn định lại cuộc sống. Huyện cũng đã tạm cấp kinh phí trên 300 triệu đồng hỗ trợ các gia đình bị thiên tai. Bên cạnh đó, tại những khu vực bị thiệt hại, chính quyền các địa phương đã tập trung lực lượng hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại tiến hành sửa chữa mái nhà, ổn định lại nơi ở.

Theo ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện, trong tháng 4 và đầu tháng 5 đã xảy ra nhiều trận giông lốc kèm theo mưa đá gây ảnh hưởng đến nhà cửa và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. So với những năm trước, mật độ của giông lốc xảy ra cục bộ với mật độ dày hơn, đặc biệt là có kèm theo mưa đá, nhiều chỗ ghi nhận được, mưa đá to bằng cái chén, rất nguy hiểm. Ông Hoàng Văn Số cho biết thêm: “Những trận giông lốc này xảy ra rất bất thường, khó dự báo trước. Đơn cử như trước đây mỗi khi có giông lốc thì biểu hiện thời tiết rất oi bức nhưng nay nhiều khi trời đang mát mẻ nhưng sau đó lại xuất hiện giông lốc”.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, ngay từ đầu mùa mưa bão, huyện Lục Yên đã tiến hành tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCTT-TKCN từ huyện xuống xã; đồng thời, phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách các xã. Bên cạnh đó, huyện cũng đã tổ chức diễn tập PCTT-TKCN tại xã Minh Chuẩn với những nội dung cứu người, cứu tài sản bị lũ cuốn trên sông, suối và triển khai công tác chỉ đạo của UBND xã khi có mưa giông xảy ra... Đặc biệt, để ứng phó với hiện tượng giông lốc, mưa đá đang diễn biến ngày càng bất thường, huyện chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mưa lũ, nhất là việc chằng, chống nhà cửa và các biện pháp trú ẩn an toàn khi thiên tai xảy ra.

Ông Hoàng Văn Số nhấn mạnh: “Thiên tai diễn biến rất khó dự báo trước, vì vậy bên cạnh công tác tuyên truyền thì huyện rất quan tâm đến việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ, để ngay sau khi có thiên tai xảy ra thì các xã thông tin ngay và vận động mọi lực lượng, nhân dân tương trợ lẫn nhau”. Song song với các giải pháp trên, đối với gần 100 hộ gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, huyện Lục Yên yêu cầu chính quyền địa phương phải nâng cao công tác cảnh báo, mỗi khi mưa lũ phải sơ tán dân; đồng thời, tìm phương án di dân xen ghép.

Có thể nói, với việc triển khai các giải pháp phòng chống PCTT-TKCN sát với thực tế từng địa phương và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, huyện Lục Yên đã cho thấy tâm thế chủ động phòng chống trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, chính quyền các địa phương cần hướng dẫn người dân các biện pháp chằng, chống nhà cửa, xây dựng các điểm trú ẩn an toàn và tổ chức trực ban thường xuyên, cập nhật tình hình thời tiết để thông tin kịp thời đến từng hộ dân.

Hùng Cường

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục