Cảm Nhân: Triển vọng từ cây thanh long

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/8/2016 | 9:43:03 AM

YênBái - YBĐT - Hiện toàn xã Cảm Nhân (huyện Yên Bình) có 5 hộ trồng cây thanh long ruột đỏ với gần 2 ha. Nhờ cây thanh long mà nhiều hộ đã có thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/năm.

Trước đây, khu đất của gia đình anh Nguyễn Văn Thanh ở thôn Phạ 3, xã Cảm Nhân không trồng được cây gì có hiệu quả về kinh tế, nhiều năm bỏ hoang. Đầu năm 2013, gia đình anh là một trong những hộ được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn thực hiện trồng thí điểm cây thanh long ruột đỏ. Nhờ làm tốt công tác chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật nên 250 gốc thanh long trồng ban đầu phát triển tốt, hiện đã cho thu hoạch, mỗi năm thu về từ 50 - 70 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng khác.

Cây thanh long bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân xã Cảm Nhân

Cũng như gia đình anh Thanh, khu vườn của anh Nguyễn Mạnh Hà ở thôn Tích Chung, xã Cảm Nhân trước đây thường xuyên bỏ hoang vì chưa tìm được cây trồng hợp với thổ nhưỡng. Đầu năm 2014, anh đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 gốc thanh long. Sau hơn 16 tháng chăm sóc đến nay, vườn thanh long của gia đình đã cho trái, bình quân mỗi năm thu nhập trên 40 triệu đồng.
 
Qua tìm hiểu thực tế, thanh long ruột đỏ là cây trồng thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Quả có màu sắc đẹp, có vị ngọt đặc trưng, mỗi năm thu hoạch từ nhiều đợt, sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích. Giá bán tại vườn cho các thương lái dao động từ 15- 30 ngàn đồng/kg.

Hiện, toàn xã Cảm Nhân có 5 hộ trồng cây thanh long ruột đỏ với gần 2 ha. Là loại cây mới nhưng hiệu quả kinh tế dã cho cao hơn so với các loại cây khác. Hơn nữa, cây thanh long không đòi hỏi nhiều điều kiện chăm sóc nên nên hộ nào cũng có thể trồng. Nhờ cây thanh long mà nhiều hộ đã có thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/năm.

Với điều kiện chăm sóc đầu tư và hiệu quả kinh tế mang lại, người dân các xã Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Mỹ Gia... cũng đang trồng và nhân rộng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ. Hy vọng đây là một trong những hướng đi phù hợp phát triển kinh tế cho bà con trên mọi điều kiện đồng đất. Tuy nhiên, khi đã trở thành hàng hóa thì cần tính kỹ đến khâu đầu ra cho sản phẩm.

Văn Tuấn – Quyết Thắng

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục