Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/8/2016 | 1:51:06 PM

YBĐT - Cùng với Viễn thông Yên Bái, hiện trên địa bàn tỉnh còn có 5 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.

Người dân làm thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ tại một điểm giao dịch của Viễn thông Yên Bái.
Người dân làm thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ tại một điểm giao dịch của Viễn thông Yên Bái.

Những năm qua, ngành thông tin & truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện các công trình hạ tầng cũng như tăng cường công tác quản lý hoạt động viễn thông. Nhờ đó, lĩnh vực viễn thông có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng các loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng các yêu cầu về chính trị, kinh tế, xã hội và của người sử dụng.

Xác định lĩnh vực viễn thông là hoạt động có tốc độ phát triển nhanh, đa dạng nên Sở TT&TT không ngừng tăng cường công tác quản lý, bảo đảm thị trường kinh doanh lành mạnh theo hướng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ. Theo đó, việc áp dụng các luật, nghị định, thông tư và văn bản hướng dẫn của Bộ TT&TT trong lĩnh vực viễn thông đã được Sở tham mưu với UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo thực hiện thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông như: Chỉ thị tăng cường công tác quản lý, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh; Quy định về cấp giấy phép xây dựng cho các trạm thu, phát sóng thông tin di động ở đô thị…

Bên cạnh đó, Sở thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan chú trọng thực hiện tốt việc quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông, dịch vụ viễn thông; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông, trạm thu phát sóng.

Từ những giải pháp đồng bộ, cụ thể trên, hạ tầng mạng lưới viễn thông được đầu tư, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; công nghệ mới dần được đưa vào áp dụng với các dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; công tác quản lý, thuê bao trả trước, giá cước, khuyến mại, dịch vụ viễn thông được thực hiện quyết liệt; công tác đảm bảo an toàn mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, công tác quản lý được triển khai tốt; các doanh nghiệp viễn thông từng bước phát triển đa dạng dịch vụ giúp người dân được hưởng thụ nhiều sản phẩm dịch vụ mới.

Là một đơn vị hoạt động lâu năm trên địa bàn tỉnh, Viễn thông Yên Bái đã từng bước áp dụng các công cụ quản trị vào hoạt động sản xuất kinh doanh; đổi mới công tác quản trị kênh bán hàng, quản lý thuê bao, trạm BTS theo hướng giao khoán; tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các dịch vụ mũi nhọn: dịch vụ di động, dịch vụ băng rộng.

Trên cơ sở đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của Viễn thông Yên Bái thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng, quy mô mạng lưới được mở rộng, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng lên. Nhờ đó, tổng doanh thu thực hiện của đơn vị trong năm 2015 đạt 253 tỷ đồng, nộp ngân sách địa phương 13 tỷ đồng; tổng số thuê bao viễn thông phát sinh cước đến hết năm 2015 đạt 60.215 thuê bao và 146.592 thuê bao di động trả trước Vinaphone.

Cùng với Viễn thông Yên Bái, hiện trên địa bàn tỉnh còn có 5 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực viễn thông gồm: Chi nhánh Mobifone Yên Bái, Chi nhánh Viettel Yên Bái, Công ty TNHH Truyền hình cáp SCTV, Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (doanh nghiệp hiện không có chi nhánh và đại diện ở Yên Bái), Công ty cổ phần Viễn thông FPT – Telecom. Các đơn vị viễn thông tập trung phát triển, nâng cấp mạng di động lên 3G, 4G phủ sóng tới 100% khu dân cư; ngầm hóa 40 – 50% hạ tầng mạng ngoại vi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm mỹ quan đô thị.

Có thể nói, với những giải pháp quản lý hiệu quả cùng việc chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ của các đơn vị viễn thông, đến nay, mạng lưới viễn thông Yên Bái có độ phủ sóng khá tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. Hiện tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đều có điểm phục vụ bưu điện, có máy điện thoại, khả năng tiếp cận dịch vụ trên địa bàn thành phố và trung tâm các huyện tương đối dễ dàng; tốc độ thuê bao điện thoại đạt mức tăng trưởng bình quân 25%/năm, đến nay tổng số thuê bao đạt 569.930 thuê bao, đạt mật độ 73,8 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet tăng trưởng nhanh 170%/năm, đến nay tổng số thuê bao đạt 182.328, đạt mật độ 23,6 thuê bao/100 dân; toàn tỉnh có tổng số 826 trạm BTS, 185 đại lý Internet; tổng số thuê bao truyền hình trả tiền đạt 32.358 thuê bao...

Hùng Cường

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục