Huyện Trấn Yên: Nước rút đến đâu, khắc phục đến đó

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/8/2016 | 8:18:15 AM

YBĐT - 439 ha lúa và 185 ha hoa màu trên địa bàn huyện Trấn Yên bị ngập do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 những ngày qua. Diện tích này chủ yếu tập trung ở 9 xã ven sông Hồng.

Người dân thôn 2, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên thăm lúa sau ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3.
Người dân thôn 2, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên thăm lúa sau ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3.

Ngay khi nước rút, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khối nông nghiệp và các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, nhanh chóng đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường.

Anh Nguyễn Hải Sản ở thôn 2, xã Báo Đáp cho hay, nước đã khiến cho 9 sào lúa HT1 trong tổng số 10 sào của gia đình gieo cấy vụ mùa vừa rồi bị ngập. Cây lúa đang trong giai đoạn đứng cái làm đòng, cao tầm 70 cm mà nước tràn mặt lúa. Thời gian nước ngập lần này bắt đầu từ 1 giờ sáng ngày 20/8 đến 16 giờ ngày 21/8 thì rút và tới 15 giờ ngày 22/8 đã rút hết. Khi thấy dấu hiệu nước rút, gia đình anh đã tập trung 4 nhân lực để thu dọn rác, bùn, đất tại ruộng, tránh lúa bị đè nặng và tranh thủ có nước để té bùn trên lá. Hoàn thành xong công việc, mọi người cật lực trong vòng 4 tiếng đồng hồ.

Ngay đêm 21/8, rất may là lại có thêm một trận mưa to cũng đã phần nào giúp làm lá lúa sạch bùn hơn, đỡ bó bùn ở gốc chứ nếu nắng to ngay thì cây lúa hỏng luôn. Thiệt hại mức độ cụ thể như thế nào chưa thể đánh giá ngay lúc này, anh Sản cho biết thêm. Nhà anh còn có 0,5 sào ngô DK 999 cũng ngập toàn bộ. Khó hơn cho cây ngô bởi đang trổ cờ nên chắc chắn là mất trắng. Chờ nắng lên, làm đất, trồng thay thế giống ngô trắng địa phương ngắn ngày hoặc giống ngô Lang Khay là dự định của anh đối với diện tích này. Khuyến nông viên cơ sở và cán bộ thôn đã kịp thời hướng dẫn việc chăm sóc lúa mùa, hoa màu sau ngập úng nên anh cũng như mọi người dân trong thôn đều không gặp khó khăn nào.

Theo đồng chí Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp: “Ngay trong ngày 21/8, nhận thấy nước bắt đầu rút, UBND xã đã ra Thông báo số 30/TB-UBND về việc tập trung khắc phục sản xuất sau ngập úng. Chúng tôi yêu cầu 17 trưởng thôn thông báo tới toàn thể nhân dân tập trung khắc phục sản xuất và phối hợp với cán bộ kỹ thuật triển khai tập huấn, hướng dẫn nhân dân cách chăm sóc lúa mùa, hoa màu sau ngập úng”.

Thông báo của UBND xã cũng hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc, sử dụng một số loại thuốc hóa học, các chế phẩm phân bón lá... cho cây lúa và hoa màu. Đến 14 giờ ngày 22/8, nước đã rút khoảng 2/3 trên tổng số diện tích 55 ha lúa, 10 ha dâu tằm, 15 ha ngô, đậu đỗ các loại bị ngập. Đợt ngập này, theo nhận định của người dân địa phương là nước rút nhanh hơn các đợt khác. Cùng với khẩn trương khắc phục, Báo Đáp cũng chỉ đạo các thôn rà soát, thống kê cụ thể mức độ thiệt hại.

Kịp thời khắc phục thiệt hại do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra, ngày 22/8/2016, UBND huyện Trấn Yên đã có công văn chỉ đạo, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện căn cứ nhiệm vụ và địa bàn được phân công, trực tiếp xuống cơ sở chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại; các cơ quan, đơn vị khối nông nghiệp phối hợp hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăm sóc, khắc phục diện tích lúa, hoa màu sau ngập và vệ sinh đồng ruộng cùng với cơ cấu, thời vụ gieo trồng cây màu đối với diện tích lúa bị mất trắng để chuyển sang trồng cây màu vụ thu đông.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã ban hành Hướng dẫn số 10/HD-NN ngày 21/8/2016 về việc chăm sóc và khắc phục diện tích lúa, màu sau ngập úng. Đối với các diện tích có khả năng khắc phục, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tập trung hướng dẫn nông dân nước rút đến đâu sẽ rửa lá đến đó, vệ sinh đồng ruộng, đối với diện tích lúa chưa đứng cái làm đòng cần sục bùn phá váng để cây lúa phục hồi nhanh; chú trọng biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại, đặc biệt phòng bệnh bạc lá, bệnh thối thân; diệt trừ ốc bươu vàng; tích cực bón phân cân đối để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Đối với diện tích mất trắng, không có khả năng khắc phục, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân vệ sinh đồng ruộng, hót dọn đất đá, cát bồi lắng, cải tạo đồng ruộng và chuyển sang trồng ngô thu đông và rau màu vụ đông để tăng thu nhập, thời vụ kết thúc trước ngày 25/9. Ngoài ra, các xã chỉ đạo các thôn, hướng dẫn nhân dân khẩn trương tập trung nạo vét kênh mương nội đồng bị vùi lấp, chủ động sửa chữa, khắc phục các công trình thủy lợi bị thiệt hại để bảo đảm nước tưới tiêu, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân.

Tập trung, khẩn trương, kịp thời, huyện Trấn Yên nỗ lực khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra, nhanh chóng ổn định hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian sớm nhất.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục