Yên Bái tăng cường chống nông, lâm thủy sản "bẩn"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/8/2016 | 8:18:13 AM

YBĐT - Để có ngày một nhiều sản phẩm nông - lâm, thủy sản an toàn hơn, trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp thực hiện trong sản xuất, giám sát, kiểm tra các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi.

Nông dân xã Tân Lĩnh (Lục Yên) sản xuất rau an toàn.
Nông dân xã Tân Lĩnh (Lục Yên) sản xuất rau an toàn.

Xác định rõ và để ngăn chặn các sản phẩm nông - lâm, thủy sản bẩn, công tác trồng và quản lý nông sản sạch có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu như trước đây công tác trồng và phát triển sản phẩm nông sản đều do tự phát và hầu như không áp dụng theo một quy trình nào thì nay đã có những nét mới. Lực lượng cán bộ khuyến nông, trồng trọt hàng năm mở hàng trăm lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

Song song với đó là xây dựng hàng chục mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt các loại rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng rau màu trọng điểm như: Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên. Thông qua các mô hình rồi đánh giá rút kinh nghiệm những mặt làm được, chưa làm được để nhân ra diện rộng.

Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc được phép sử dụng trên rau, đặc biệt khuyến khích và ưu tiên những loại có nguồn gốc sinh học, ít độc hại và phân hủy nhanh. Đối với cây chè cũng vậy, khuyến khích vận động người dân sử dụng những loại thuốc trong danh mục cho phép, hạn chế thấp nhất tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan.

Với cây lúa, ngành nông nghiệp đang xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa với diện tích trên 2.500 ha cùng sản xuất theo một quy trình, một chế độ phân bón và kiểm soát được việc sử dụng và thời gian sử dụng nhằm cho ra sản phẩm nông sản sạch.

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau màu nói riêng không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, do đó để quản lý tốt bà con đã áp dụng biện pháp quản lý dịch hại IPM, thực hiện nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách). Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm.

Tăng cường kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi bao che, dung túng, thông đồng với các sai phạm về an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông - lâm, thủy sản theo quy định. Truy xuất nguồn gốc, xử lý tận gốc lô hàng, sản phẩm không bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông - lâm, thủy sản.

Chỉ tính riêng trong 7 tháng của năm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã tổ chức kiểm tra 145 cơ sở, trong đó có 62 cơ sở chế biến nông sản có nguồn gốc động vật, 72 cơ sở nông sản nguồn gốc thực vật và 11 cơ sở thủy sản. Qua kiểm tra, đã phát hiện có 24 cơ sở nông sản nguồn gốc động vật, 12 cơ sở nguồn gốc thực vật và 6 cơ sở thủy sản không đạt yêu cầu.

Trong đó lỗi vi phạm chính như chưa khám sức khỏe định kỳ, chưa xác nhận kiến thức, không ghi chép sổ sách thực hiện truy xuất nguồn gốc đều bị xử lý và yêu cầu khắc phục. Kết hợp với công tác kiểm tra còn tiến hành lấy mẫu giám sát gửi phân tích và test nhanh kết quả 91 mẫu, phát hiện 1 mẫu thịt sấy dương tính với Salmonella.

Bên cạnh đó, các đoàn thanh tra liên ngành cũng đã thanh tra 82 cơ sở, trong đó có 7 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, 3 cơ sở chăn nuôi, 9 cơ sở chế biến thực phẩm, 23 cơ sở dịch vụ ăn uống, 40 cơ sở kinh doanh thực phẩm...

Phát hiện 23 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, phạt tiền trên 78 triệu đồng và tiêu hủy hàng hóa giá trị trên 6,5 triệu đồng. Vừa đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, Chi cục cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền và mở các lớp tập huấn về xác nhận kiến thức thực phẩm, kiến thức an toàn thực phẩm nông, lâm thủy sản cho trên 620 người tham gia.

Trong 7 tháng đã tiếp nhận 49 hồ sơ chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và giấy xác nhận sản phẩm an toàn, đã cấp 45 giấy chứng nhận.

Dẫu vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp và ý thức của người sản xuất, chất lượng nông - lâm, thủy sản đã được nâng lên. Quan trọng hơn là đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn, đó là cơ sở để tiến tới một nền sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục