Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/8/2016 | 8:28:16 AM

YBĐT - Chính sách chi trả tiền DVMTR được triển khai đã góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt ở các vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số, khó khăn, xóa đói giảm nghèo.

Rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên.
Rừng nguyên sinh tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên.

Theo kết quả tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 -2015 theo Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ vừa được công bố, toàn tỉnh có 523.275 ha diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 75,9% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 479.626 ha (đất có rừng 387.576 ha, chiếm 74,7% diện tích đất lâm nghiệp; đất chưa có rừng 92.050 ha; đất trồng rừng chưa thành rừng 21.881 ha...).

Trong 479.626 ha đất lâm nghiệp thì rừng phòng hộ trên 152.794 ha (bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chưa có rừng), rừng đặc dụng trên 36.147 ha, rừng sản xuất trên 290.684 ha. Diện tích rừng ngoài quy hoạch 43.649 ha chủ yếu là quế tập trung tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn. Độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 62,2%.

Qua đó cho thấy, rừng và chất lượng rừng ngày một tốt hơn, cùng với đó là cuộc sống người trồng rừng cũng nâng lên. Ngoài việc giá lâm sản ổn định và khai thác các lâm sản phụ, tiền khoán bảo vệ rừng thì người trồng, bảo vệ rừng nằm trong các lưu vực được chi trả phí DVMTR.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã thực hiện giải ngân tiền DVMTR năm 2015 cho các chủ rừng với tổng số tiền trên 36,4 tỷ đồng. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy, việc chi trả tiền DVMTR diễn ra công khai, minh bạch, các chủ rừng thực hiện nghiêm túc việc chi trả tiền DVMTR đến các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng mà mình được thụ hưởng.

“Tác động lớn nhất mà chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mang lại đó chính là ý thức bảo vệ và phát triển rừng của người dân ngày càng nâng cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng với mục tiêu giữ vững, duy trì hệ sinh thái rừng đầu nguồn nói riêng và rừng toàn tỉnh nói chung” - ông Kiều Tư Giang - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh khẳng định.

Chính sách chi trả tiền DVMTR được triển khai đã góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt ở các vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số, khó khăn, xóa đói giảm nghèo.

Đơn giá chi trả DVMTR của năm 2015 thuộc lưu vực sông Đà đạt mức 435.600 đồng/ha/năm; trong khi đó, mức khoán bảo vệ rừng tại huyện vùng đặc biệt khó khăn, huyện nghèo là 300.000 đồng/ha/năm. Lưu vực sông Chảy và sông Hồng ngoài ngân sách hỗ trợ giao khoán bảo vệ, các hộ gia đình còn được nhận thêm tiền DVMTR với đơn giá 74.800 đồng/ha (lưu vực sông Chảy) và 163.000 đồng/ha (lưu vực sông Hồng).

Từ kết quả đó cho thấy, cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã đóng góp một phần trong tổng thu nhập của người dân, từng bước nâng cao ý thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Thực tế cho thấy, hiện nay, người dân các địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh đã ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng. Các chủ rừng là tổ chức đã tiến hành giao khoán rừng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình nên có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ rừng với hộ gia đình và chính quyền địa phương trong công tác tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng được chi trả tiền DVMTR không còn xảy ra.

 Ngọc Trúc

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục