Phù Nham: Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/9/2016 | 7:01:36 AM

YBĐT - Những năm qua, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn đã phát huy cao độ nội lực, tranh thủ các nguồn đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, thôn Noong Ỏ, xã Phù Nham phát triển chăn nuôi cho thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, thôn Noong Ỏ, xã Phù Nham phát triển chăn nuôi cho thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.

Để tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người dân, Đảng bộ, chính quyền xã Phù Nham đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp thông qua đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) gắn với việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Hàng năm, diện tích lúa nước gieo cấy là 302 ha, năng suất đạt bình quân 12,3 tấn/ha/năm. Cùng với đó là một số loại cây trồng chủ lực có diện tích lớn như: ngô 380 ha, khoai lang 65 ha, đỗ tương 15 ha, khoai tây 9 ha và rau màu các loại 135 ha… Diện tích cây màu được trồng nhiều ở bản Chanh, Noong Ỏ, Năm Hăn 1, Năm Hăn 2...

Cùng với những cây trồng chủ lực, chăn nuôi của xã những năm gần đây cũng phát triển khá. Do chủ động tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, phòng chống đói rét vào mùa đông nên hiện nay đàn trâu có 972 con, bò 131 con, dê 344 con, lợn 4.248 con và gia cầm các loại 39.311 con. Giá trị kinh tế từ chăn nuôi hàng năm mang về nguồn thu gần 20 tỷ đồng.

Ông Phùng Văn Đồng - Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện nay, đất ruộng trồng 3 vụ của xã cho giá trị kinh tế trên 120 triệu đồng/ha/năm. Nhiều năm gần đây, xã liên tục được mùa lớn; tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt 5.132 tấn; lương thực bình quân đầu người đạt trên 600 kg/người/năm.

Những năm qua, địa phương được quan tâm đầu tư nhiều công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội như: trụ sở làm việc của UBND xã trên 2,7 tỷ đồng; trạm y tế xã 2,5 tỷ đồng; ngầm tràn liên hợp 3,7 tỷ đồng… Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã đã thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Hàng năm, nhân dân đóng góp trên 5.000 công tu sửa, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, làm nhà văn hóa… Phấn đấu cuối năm 2016, xã sẽ trở thành xã nông thôn mới.

Để giúp nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền xã Phù Nham đã phân công nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể, tạo điều kiện giúp hội viên và hộ nghèo vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, cung ứng phân bón trả chậm, tăng cường tập huấn chuyển giao KHKT… Mọi công việc được triển khai trên tinh thần dân chủ, bàn bạc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Đến nay, các đoàn thể đã tạo điều kiện cho trên 1.000 lượt hộ vay vốn qua các ngân hàng trên địa bàn huyện với số tiền trên 40 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Do quản lý tốt các nguồn vốn vay nên xã không có tình trạng nợ quá hạn. Hiện nay, xã có trên 70% số hộ dân có nhà xây kiên cố; trên 60% số hộ có thu nhập từ 50 triệu đồng đến trên 300 triệu đồng/năm; 100% số hộ được sử điện lưới quốc gia; 15/18 thôn, bản được công nhận thôn, bản văn hóa; gần 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa…

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa được Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân thường xuyên quan tâm. Các gia đình có hoàn cảnh khó khăn do yếu đau, đơn thân, thiếu sức lao động còn được giúp đỡ ngày công khi mùa vụ, hỗ trợ nhau bằng cây, con giống không tính lãi; qua đó, góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm và đẩy mạnh hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Thái Hưng

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục