Văn Yên tập trung phát triển "thương hiệu" quế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/10/2016 | 10:55:32 AM

YBĐT - Trong những năm qua trung bình mỗi năm huyện Văn Yên trồng mới và trồng thay thế vào diện tích quế đã được khai thác được 1.600-1.800 ha.  Đến nay cây quế đã có mặt tại 27/27 xã, thị trấn của huyện với diện tích trên 40.000 ha, được coi là vùng chuyên canh sản xuất quế hàng hóa lớn nhất cả nước.

Mỗi năm, Văn Yên xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô các loại, sản lượng cành lá quế đạt khoảng 55.000 tấn/năm, sản lượng tinh dầu đạt khoảng 290 tấn/năm, sản lượng gỗ quế đạt 62.000 m3/năm. Nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm khoảng trên 540 tỷ đồng, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, địa phương.

Xác định cây quế là cây kinh tế mũi nhọn của huyện, chịu sự tác động của cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm quế nhiều khi bị ép giá, danh tiếng bị lợi dụng, nhu cầu tìm thị trường để bao tiêu sản phẩm ngày một lớn...Trong nhiều năm qua,  Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo xây dựng công tác “Xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” và đã được nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào năm 2010. Ðây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Văn Yên khôi phục, phát triển và mở rộng đối với loại cây truyền thống, vốn được xem là một biểu tượng của đất và người Văn Yên, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ trồng quế ở địa phương.

Được biết, huyện Văn Yên đã triển khai các chính sách hỗ trợ của tỉnh như đề án trồng quế dọc 2 bên đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai, và triển khai đề án bảo tồn các cây quế trội, diện tích quế tập trung trên địa bàn các xã vùng chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên. Hiện toàn huyện đã lựa chọn và bảo tồn được 90 cây quế trội và 14,5 ha quế tập trung để bảo tồn giống và phục vụ du lịch sinh thái. Góp sức cùng các cấp, các ngành, đồng bào Dao các xã vùng quế đã thực hiện tốt công tác duy trì bảo tồn cây giống, bảo tồn nguồn gen quế địa phương, chống pha tạp giống quế; bảo tồn các nương quế phục vụ du lịch, vùng sinh thái tại địa phương.

Xác định quế tiếp tục là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của Văn Yên phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện tích quế  42.000 ha, trong đó vùng trồng quế tập trung trên 25.000 ha tập trung tại các xã vùng chỉ dẫn địa lý của cây quế Văn Yên và để cây quế có sức cạnh tranh trên thị trường, huyện Văn Yên đang tập trung chỉ đạo duy trì diện tích trồng quế đặc biệt là các vùng quế đã được chứng minh và cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quan tâm phát triển diện tích quế trồng trong vùng có thổ nhưỡng, khí hậu địa hình phù hợp, bảo đảm thực hiện trồng cây có nguồn giống tốt. Ngoài ra, huyện đã ban hành hệ thống cơ sở pháp lý thông thoáng để có cơ chế chính sách hợp lý thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm quế của huyện.

Với những hướng đi đó, hy vọng cây quế và các sản phẩm quế Văn Yên sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường và không chỉ là cây xoá đói, giảm nghèo mà trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Văn Yên và tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

Hồng Vân – Quang Hùng (Đài TT – TH Văn Yên)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục