Yên Bái: Nuôi thỏ mở hướng làm giàu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/11/2016 | 3:26:34 PM

YBĐT - Mô hình nuôi thỏ của chị Nguyễn Thị Huyền, thôn 6, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên thực hiện từ năm 2014. Ban đầu với 20 con thỏ giống về nuôi và nhân đàn, hiện chị Huyền đã có trên 60 thỏ mẹ và trên 300 thỏ thịt, mỗi năm thu nhập sau khi trừ chi phí đạt trên 100 triệu đồng.

Cách đây 7 - 8 năm, gia đình anh Lương Văn Chi, thôn Lương Môn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên cũng nuôi thỏ nhưng giá trị đem lại không cao do chưa tìm được thị trường tiêu thụ, sản phẩm thỏ thịt chưa được nhiều người biết đến, giá thành thấp, đầu ra bấp bênh.

Năm 2016, gia đình đăng ký làm trang trại vệ tinh cho Doanh nghiệp Quang Thanh, Lương Thịnh - doanh nghiệp chuyên cung cấp con giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân các tỉnh phía Bắc, gia đình anh tiếp tục đầu tư thêm để có 50 thỏ mẹ.

Với kinh nghiệm vốn có, đàn thỏ nhà anh Chi phát triển tốt, dự kiến năm 2016 này gia đình thu trên 1 tấn thỏ hơi với giá thành 70 nghìn đồng/kg mang lại nguồn thu cho anh trên 70 triệu đồng. 

Mô hình nuôi thỏ của gia đình chị Nguyễn Thị Huyền, thôn 6, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên

Nhận thấy tiềm năng kinh tế của giống thỏ Newzealand là rất lớn đối với người nông dân bởi thỏ là giống sinh sản nhanh, ít bệnh tật, nguồn thức ăn đa dạng, ông Vũ Huy Quang, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên là người tiên phong nuôi thỏ hàng hoá ở tỉnh Yên Bái và sống được nhờ nghề nuôi thỏ từ năm 2008.

Ban đầu chỉ với 50 thỏ nái làm giống kết hợp với việc tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, năm 2011, ông tham gia làm trại quản lý, cung tiêu và chăn nuôi thỏ cho các tỉnh miền núi phía Bắc theo Dự án thỏ Việt - Nhật với nhiệm vụ chính là thành lập các trại vệ tinh, chuyên cung cấp con giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.

Ngày 7/9/2015, Doanh nghiệp Quang Thanh, Lương Thịnh chính thức ký hợp đồng kinh tế với Công ty Nippon Zoki (Nhật Bản), là doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy công nghệ sinh học Konishi Việt Nam tại Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) chế tạo nguyên liệu dược phẩm cho Tập đoàn Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản.

Nhu cầu công suất hoạt động của Nhà máy cần khoảng 5.000 con thỏ thương phẩm/ngày (mỗi con trên 2,3 kg) trong khi nguồn cung của gần 200 trại nuôi thỏ tại Yên Bái và các tỉnh lân cận mới chỉ đáp ứng khoảng 2000 con/ngày. Vì vậy, người nuôi thỏ trên địa bàn không còn phải lo đầu ra cho thỏ thương phẩm.

Kinh nghiệm từ những hộ nuôi thỏ lâu năm chia sẻ, nuôi thỏ đơn giản, nguồn thức ăn có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả; mỗi năm thỏ có thể đẻ 8 đến 10 lứa, mỗi lứa từ 6 đến 8 con, nuôi 3 tháng trọng lượng đạt 2,5 – 3kg là có thể xuất bán. 

Với những yếu tố đảm bảo về thị trường và kỹ thuật chăm sóc, nuôi thỏ sẽ là hướng phát triển kinh tế mới phù hợp và khả thi với người dân trên địa bàn Yên Bái.

Minh Huyền – Hoài Văn

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục