Phát triển kinh tế - xã hội Yên Bái năm 2017: 5 trọng tâm, 3 giải pháp

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/2/2017 | 8:19:57 AM

YBĐT - Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2016, Yên Bái bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 với mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 7,4%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 9.200 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD; thu ngân sách trên 2.050 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho trên 17.700 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%... Vậy đâu là giải pháp cơ bản để hoàn thành các mục tiêu?

Các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bê tông hóa đường giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bê tông hóa đường giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Có thể nói, năm 2016, Yên Bái phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm cao và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh vẫn tạo nên những thành tựu quan trọng. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mức kế hoạch, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7,3%; sản xuất nông nghiệp phát triển; sản xuất công nghiệp vẫn duy trì nhịp độ sản xuất; thu ngân sách đã vào “câu lạc bộ” 2.000 tỷ đồng; lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,24%, an sinh xã hội bảo đảm, đời sống nhân dân nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh thành công đó vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế là: công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực (đất đai, khoáng sản, môi trường...) có thời điểm chưa chặt chẽ; vẫn còn một bộ phận công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu doanh nghiệp và người dân; công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ của một số địa phương, ngành chưa thật quyết liệt...

Trước thực trạng đó, bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2017, Tỉnh ủy Yên Bái đã xây dựng chương trình hành động với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, tập trung triển khai quyết liệt 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá.

5 nhiệm vụ trọng tâm gồm:

Một là, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; đồng thời, thực hiện hiệu quả các đề án thành phần của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế gắn với thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2020, từng bước khôi phục lại ngành chè. Ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư, quan tâm phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ... tạo việc làm nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới.

Hai là, cơ cấu lại phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Để làm được việc này, nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu  ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng khai thác, tăng chế biến và chế biến sâu; phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà tỉnh có lợi thế. Tiếp tục thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp năng lượng tái tạo. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.

Ba là, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với thu hút đầu tư bền vững. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả... của chính quyền các cấp theo hướng liêm chính, phục vụ, thực sự chính quyền của dân, do dân, vì dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động “Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 - 2020. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo...

Bốn là, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tăng cường quản lý và phát triển xã hội lành mạnh, an toàn. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ, ưu tiên cho các đối tượng là người có công, gia đình chính sách, người khuyết tật... Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo, đặc biệt tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải và các xã đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Chủ động phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm.

Năm là, bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với tăng cường kỷ cương, pháp luật xã hội. Triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế và bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tổ chức mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm về trật tự xã hội, kiên quyết không để hình thành tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen” trên địa bàn...

Ba đột phá là: Cải cách hành chính gắn với đề cao trách nhiệm, thi đua, sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững, ưu tiên đầu tư cho y tế, giáo dục, phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa các vùng trong tỉnh, hạ tầng xây dựng nông thôn mới...

Với những mục tiêu cụ thể và với Chương trình hành động cụ thể cùng với triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm và xác định rõ các khâu đột phá cùng sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc trong tỉnh chắc chắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch và là tiền đề quan trọng cho thực hiện nhiệm vụ các năm tiếp theo, đưa Yên Bái trở thành một tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Giá vàng miếng SJC giảm sau 2 ngày tăng mạnh.

Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều bất ngờ giảm sau khi tăng mạnh 2 ngày qua. Theo đó, giá vàng miếng quanh mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn

Ngành thuế triển khai ứng dụng tự động gửi thông báo cho người nộp thuế là người bán thuộc Danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử; đồng thời gửi thông báo đối với cả người mua của những người bán bị cảnh báo này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục