Đại Phác nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/3/2017 | 8:07:41 AM

YBĐT - Đến nay, xã có 10/10 thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa, có các sân chơi thi đấu thể thao và các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân.

Nông dân xã Đại Phác đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Nông dân xã Đại Phác đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Về thăm xã Đại Phác, huyện Văn Yên hôm nay mới thấy diện mạo NTM có sự thay đổi khá toàn diện. Nhận thức của người dân từng bước nâng lên, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch, đẹp, làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bí thư Đảng ủy xã Phạm Tùng Nguyên chia sẻ: "Có được thành công như hôm nay, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã làm tốt khâu tuyên truyền tạo nên sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, thay đổi tư duy, phát huy vai trò chủ thể của người dân tích cực hưởng ứng cùng nhau tham gia xây dựng NTM".

"Điều quan trọng nữa là thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch các khoản thu, chi để người dân không chỉ được biết, được bàn mà còn tăng cường kiểm tra, giám sát, qua đó tạo niềm tin cho nhân dân trong quá trình xây dựng NTM" - Bí thư Nguyên trao đổi.

Giai đoạn 2011 - 2015, xã Đại Phác đã tranh thủ huy động các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và sự tham gia đóng góp của nhân dân trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng NTM với tổng kinh phí trên 128 tỷ đồng.

Để từng bước nâng cao đời sống thu nhập của người dân, trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, hàng năm, xã chỉ đạo nhân dân gieo cấy 100% diện tích lúa nước 2 vụ là 127,6 ha; quy hoạch phân vùng sản xuất rõ rệt, gồm vùng sản xuất lúa giống Chiêm hương với quy hạch 10 ha, hiện nay, đã đi vào sản xuất ổn định; vùng sản xuất lúa Chiêm hương hàng hóa với diện tích 100 ha. Hiện nay, nhân dân trong xã đã cơ giới 100% khâu làm đất, 80% khâu thu hoạch.

Trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, trên địa bàn xã hiện có một công ty khai thác vật liệu xây dựng với công suất 15.000 m3 /năm; 4 tổ sản xuất gạch bê tông, 15 cơ sở chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc gia dụng, 6 cơ sở hàn xì..., giải quyết tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương với mức thu nhập ổn định từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện, trên địa bàn xã có 4 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động mang lại hiệu quả cao, điển hình như HTX Thanh niên Q&C chuyên sản xuất rau an toàn với diện tích trên 3 ha, tạo việc làm thường xuyên cho 10 - 12 lao động nông thôn có mức thu nhập ổn định từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2016, HTX có tổng thu đạt 930 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các mô hình phát triển kinh tế như: chăn nuôi lợn, nuôi chim bồ câu, nuôi ba ba... mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Hệ thống giao thông, thủy lợi, kênh mương nội đồng trên địa bàn xã đã kiên cố hóa trên 89,9%, đường trục chính cứng hóa 4,6 km; đường thôn, xóm cứng hóa 9,9 km. Hiện 5/10 thôn xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng các tuyến đường trục thôn, liên thôn, phục vụ đời sống của nhân dân và bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã.

Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2016 đạt 26,5 triệu đồng và năm 2017 phấn đấu đạt 29,5 triệu đồng và đến năm 2020 đạt 40 triệu đồng/năm. Đến nay, xã có 10/10 thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa, có các sân chơi thi đấu thể thao và các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân.

Đồng chí Phạm Tùng Nguyên cho biết thêm: "Thời gian tới, xã tiếp tục huy động mọi nguồn lực để nâng cao các tiêu chí về NTM; đặc biệt quan tâm đầu tư kinh phí nâng cao tiêu chí về môi trường; hỗ trợ xây dựng xử lý rác thải, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước khu dân cư; xây dựng thêm phòng học để năm 2017 phấn đấu Trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; khuyến khích, hỗ trợ các HTX, các mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”.

Đức Toàn

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Giá vàng miếng SJC giảm sau 2 ngày tăng mạnh.

Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều bất ngờ giảm sau khi tăng mạnh 2 ngày qua. Theo đó, giá vàng miếng quanh mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục