Chủ động phòng chống rét nhằm giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra trên địa bàn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/1/2018 | 1:08:15 PM

YênBái - Đó là chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh sau khi đi kiểm tra công tác phòng chống rét tại huyện Văn Chấn.

Đoàn công tác đến kiểm tra công tác phòng chống rét cho trâu bò tại hộ gia đình bà Lý Thị Điều, thôn Nậm Pươi, xã Nậm Búng
Đoàn công tác đến kiểm tra công tác phòng chống rét cho trâu bò tại hộ gia đình bà Lý Thị Điều, thôn Nậm Pươi, xã Nậm Búng

Tiếp tục chương trình công tác, sáng 13/1, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng chống rét tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn.

Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế; một số chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và lãnh đạo huyện Văn Chấn.

Đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác phòng chống rét cho gia súc tại hộ gia đình ông Hoàng Minh Nhưng, thôn Chấn Hưng 5, hộ gia đình ông Triệu A Nhị và hộ gia đình bà Lý Thị Điều, thôn Nậm Pươi, xã Nậm Búng. 

Qua kiểm tra thực tế, nhìn chung các hộ dân đã thực hiện tốt công tác phòng chống rét cho đàn vật nuôi; chủ động che chắn chuồng trại, tận dụng diện tích cỏ tự trồng và tích trữ thức ăn cho đàn gia súc, đưa gia súc về chăm sóc tại gia đình trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.

Đồng chí Phạm Bá Dư - Chủ tịch UBND xã Nậm Búng cho biết: Trước tình hình nhiệt độ xuống thấp bất thường, xã đã chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống rét theo các văn bản chỉ đạo của huyện và của tỉnh; cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở hướng dẫn người dân phòng chống rét cho người, cây trồng và vật nuôi; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo ổn định đàn gia súc; chủ động chăm sóc tốt diện tích cây trồng trên địa bàn xã.

Ngay từ đầu mùa rét, huyện Văn Chấn đã chủ động kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống đói rét và dịch bệnh trên đàn vật nuôi; ban hành chỉ thị yêu cầu các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo, tuyên truyền, vận động các hộ dân chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi như gia cố chuồng trại, nuôi nhốt tại chuồng, bổ sung thức ăn thô, tinh và muối khoáng. Vào thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài, huyện Văn Chấn đã thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc trực tiếp tại cơ sở.

Đồng chí Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Do rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ ban đêm xuống thấp, nhất là tại các xã vùng cao Tú Lệ, Nậm Búng, Gia Hội, Nậm Mười, Sùng Đô… có chỉ còn 3oC kèm theo mưa phùn đã khiến cho một số trâu, bò già yếu, bê, nghé bị chết rét. Tính đến hết ngày 11/1 trên địa bàn huyện đã có 9 con gia súc bị chết rét, trong đó có 7 con trâu, bò già và 2 bê, nghé.

Song song với việc chăm sóc cho đàn vật nuôi, huyện cũng chỉ đạo người dân ngừng gieo mạ và chủ động chăm sóc tốt các loại cây trồng.

Để thực hiện tốt công tác phòng chống rét, đảm bảo ổn định cho đàn gia súc và diện tích cây trồng theo kế hoạch, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh đề nghị huyện Văn Chấn tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung đã nêu tại các công văn chỉ đạo của tỉnh, của huyện về phòng chống rét; chỉ đạo các xã tiếp tục phát huy kết quả đạt được nhằm giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra; chủ động phòng chống rét cho người, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và học sinh tại các trường bán trú; quản lý tốt các cháu học sinh khi được nghỉ học.

Đối với cây trồng và vật nuôi, cần quan tâm chăm sóc để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; hướng dẫn nhân dân tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; khuyến khích người dân chủ động trồng cỏ, dự trữ thức ăn và phòng chống dịch bệnh cho gia; cử cán bộ bám sát địa bàn để trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật kịp thời cho nhân dân.
 
(Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục