Trấn Yên chú trọng thâm canh tre măng Bát độ

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/2/2018 | 8:14:23 AM

YBĐT - Tre măng Bát độ được đưa vào trồng ở huyện Trấn Yên từ năm 2003 và đến nay đã trở thành cây chủ lực xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các xã: Kiên Thành, Hồng Ca, Tân Đồng, Y Can, Hưng Khánh…


Qua thực tế 15 năm, tre măng Bát độ mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 - 3 lần so với cây trồng khác trên đất đồi rừng. Vì vậy, huyện Trấn Yên luôn quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp; đồng thời, chú trọng thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện tích tre già cỗi.
 
Hiện nay, tổng diện tích tre măng Bát độ của huyện Trấn Yên là 2.476 ha, trong đó có gần 1.600 ha đã cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các xã: Kiên Thành, Hồng Ca, Tân Đồng, Hưng Khánh, Hưng Thịnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay năng suất, sản lượng măng chưa đạt được so với tiềm năng và diện tích.
 
Nguyên nhân chủ yếu là nhiều diện tích người dân chỉ quan tâm khai thác chứ không đầu tư thâm canh, nên rất ít diện tích được bón phân hàng năm. Việc chăm sóc, dọn tỉa vệ sinh vườn tre và khai thác măng chưa áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật, nên năng suất măng ở những diện tích trồng lâu năm đang có chiều hướng giảm dần. Sản lượng măng vỏ tươi hàng năm của huyện chỉ đạt từ 30.000 - 35.000 tấn, trị giá trên 40 tỷ đồng. Để nâng cao năng suất và sản lượng măng, Ban Quản lí Dự án tre Bát độ của huyện đang tập trung hướng dẫn kỹ thuật và vận động nhân dân ở các xã chú trọng thâm canh chăm sóc.
 
Bà Trần Thị Hoàn Liên - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên cho biết: đến năm 2018, diện tích tre Bát độ kinh doanh của huyện là 1.597 ha. Hầu hết các diện tích này có tình trạng để nhiều cây mẹ, để nhiều củ treo, củ nổi, củ kẹp khiến cho khóm tre không còn khoảng trống để sinh măng mới. Ngoài ra, việc chặt tỉa tay tre, vệ sinh khóm tre cũng bị hạn chế, các hộ dân chưa làm tốt khâu vệ sinh, làm cỏ nên khóm tre không thể tập trung dinh dưỡng để nuôi cây mẹ và sinh măng mới.
 
Hơn thế, các hộ dân không bón phân thâm canh cho tre và đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng măng nhỏ, mỏng làm giảm năng suất và sản lượng. Trong khâu thu hoạch thì người dân chặt không đúng kỹ thuật, không chặt măng sát mặt đất, dẫn đến phần ống măng chừa lại tạo thành củ nổi, củ treo…
 
Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tre măng Bát độ, duy trì ổn định, bền vững vùng nguyên liệu, giúp người dân thay đổi tập quán canh tác dựa vào việc bóc mầu của đất. Thời gian qua, Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên triển khai mô hình "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng măng tre Bát độ trên địa bàn huyện Trấn Yên” tại một số xã vùng trọng điểm trồng tre Bát độ của huyện. Với phương châm "cầm tay chỉ việc", các hộ dân được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp cách chăm sóc, chặt tỉa củ treo, củ nổi, kỹ thuật để cây mẹ, kỹ thuật bón phân và thu hoạch và sơ chế măng.
 
Kết quả bước đầu cho thấy, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh diện tích tre Bát độ đã có tác động trực tiếp đến năng suất, sản lượng măng như: tre sinh trưởng tốt; măng ra sớm hơn; tăng số lượng măng/khóm; tăng số lứa thu hoạch trong năm; hạn chế sâu bệnh… Vì vậy, song song với việc tập trung tới việc tìm đất mở rộng diện tích thì bà con nên coi việc chăm sóc, cải tạo thâm canh những diện tích hiện có để có nguồn thu nhập ổn định và lâu dài.

Hiệu quả kinh tế trong những năm qua đã khẳng định, cây tre Bát độ đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trấn Yên. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát triển các vùng tre măng hàng hóa chuyên canh theo hướng mở rộng quy mô diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, phấn đấu trồng mới 1.000 ha, nâng tổng diện tích tre măng Bát độ của huyện lên hơn 3.500 ha. Đồng thời, chú trọng hơn nữa việc xây dựng mối liên kết bền vững giữa "4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm măng tre để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm măng Bát Độ.

Thanh Tiến (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục