Yên Bình tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2017 và sơ kết 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/3/2018 | 10:39:59 AM

YênBái - YBĐT - Ngày  23/3, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018; tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

Năm 2017, huyện Yên Bình chịu ảnh hưởng của 10 trận mưa rất to kèm gió lốc và hoàn lưu cơn bão số 2 làm 3 người chết, 20 nhà bị sập hoàn toàn và tốc mái, nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, thiệt hại nhiều diện tích hoa màu và chăn nuôi của nhân dân. Ước tổng giá trị thiệt hại khoảng 2,3 tỷ đồng. 

Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp đã kịp thời tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn, nhanh chóng khắc phục hậu quả, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. 



Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đức Điển phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Mục tiêu công tác PCTT & TKCN năm 2018 của huyện là giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai, mưa lũ gây ra. Để đạt mục tiêu này, huyện yêu cầu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên gắn với phụ trách từng cơ sở, từng địa bàn dân cư để kịp thời nắm tình hình, thực hiện tốt việc xây dựng phương án, kế hoạch PCTT và TKCN với phương châm "4 tại chỗ", trong đó lấy phòng ngừa là chính. 

Công tác khắc phục hậu quả phải kết hợp với khôi phục và nâng cấp, bảo đảm theo quy hoạch phát triển bền vững của từng vùng và từng lĩnh vực. Đồng thời, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc phòng chống thiên tai.

* Cùng ngày, UBND huyện Yên Bình đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

Qua 2 năm triển khai thực hiện, Đề án đã góp phần đưa giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 đạt trên 1.884 tỷ đồng, tăng 106,2% so với năm 2015 và năm 2017 đạt 1.970 tỷ đồng, tăng 111% so với năm 2015.

Sản xuất nông nghiệp xu hướng giảm mạnh diện tích sẵn, chè già cỗi và tăng mạnh diện tích cây ăn quả có múi, cây quế và bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh. 



Các đại biểu nghe lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trình bày báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Huyện đã xây dựng nhiều đề án như: phát triển cây quế, cây tre măng Bát độ, cây ăn quả có múi, phát triển thủy sản, chăn nuôi. Một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản tăng khá nhanh như bưởi Đại Minh, bưởi Diễn, cá hồ Thác Bà. Huyện cũng đã xây dựng được nhãn hiệu chứng nhận "Bưởi Đại Minh”, đang xây dựng nhãn hiệu tập thể "Gạo Bạch Hà” và đã đăng ký xây dựng thương hiệu "Thủy sản hồ Thác Bà”.

Việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đã tạo ra một diện mạo mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Song quá trình thực hiện Đề án vẫn còn có một số khó khăn. Đó là: việc thu hút nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp, hợp tác xã và các thành phần kinh tế còn hạn chế, nguồn lực đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; sản xuất còn manh mún, chưa có nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, huyện đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp đồng bộ để thực hiện. Theo đó, huyện sẽ trồng mới 1.100 ha cây ăn quả có múi, 1.200 ha quế, 1.000 ha tre măng Bát độ. Đối với Đề án phát triển thủy sản, Yên Bình đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1.080 ha mặt nước nuôi cá, tiếp tục thực hiện hỗ trợ đóng mới 377 lồng cá, 165,2 ha nuôi cá quây lưới.

Thanh Chi – Hoài Văn

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục