Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I chủ động phương án bảo đảm giao thông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/6/2018 | 7:57:28 AM

YBĐT - Tổ chức phân luồng trên các quốc lộ thuộc địa bàn quản lý; rà soát các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở; dự phòng vật tư, máy móc, nhân lực và tổ chức ứng trực 24/24… đó là những phương án chủ động bảo đảm giao thông của Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I trong mùa mưa bão năm 2018. 

Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I huy động máy móc khắc phục hậu quả bão lũ xảy ra trong tháng 10/2017.
Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I huy động máy móc khắc phục hậu quả bão lũ xảy ra trong tháng 10/2017.

Phương châm của Công ty là, hạn chế tối đa thiệt hại, bảo đảm thông suốt và an toàn trong mọi tình huống. Năm 2017, trên các tuyến quốc lộ 32, 37 và tỉnh lộ do Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I quản lý chịu thiệt hại nặng nề của thiên tai, mưa lũ. 

Nhiều vị trí ta luy dương, ta - luy âm bị sạt lở, cầu cống bị sập gãy, cuốn trôi… ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông. Thậm chí, các tuyến Văn Chấn - Trạm Tấu, đường vào xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải bị ách tắc cục bộ nhiều giờ, khiến công tác cứu trợ, cứu nạn, khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn. 

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, ngành giao thông vận tải nên Công ty đã thực hiện các biện pháp cảnh báo, phân luồng giao thông; đồng thời, huy động toàn bộ máy móc, phương tiện và nhân lực, triển khai thi công cả ngày lẫn đêm nên các hư hỏng giao thông được khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Phát huy kết quả đạt được, cùng với những kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm làm công tác phòng chống thiên tai, bão lũ, năm 2018 Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I đã chủ động xây dựng các phương án bảo đảm giao thông.
 
Theo ông Nguyễn Văn Hoàn - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I, hiện nay, Công ty được giao quản lý 175 km đường quốc lộ 32; 40 km đường quốc lộ 37; 30 km đường Văn Chấn - Trạm Tấu; 26 km đường Đại Lịch - Minh An, 12 km đường Hợp Minh - Mỵ và 20 km đường tỉnh Mường La - Mù Cang Chải. 

Các tuyến đường do Công ty được giao quản lý hầu hết đi qua các vùng núi cao, vực sâu như tuyến đường đèo Khau Phạ dài 24 km trên quốc lộ 32; 8 km đường đèo Lũng Lô trên quốc lộ 37 hàng năm vào mùa mưa bão thường gây sạt lở và phá hủy nghiêm trọng đến đường và các công trình giao thông trên tuyến. Trên cơ sở xác định những khó khăn cũng như diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, Công ty triển khai rà soát các điểm xung yếu trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
 
Cụ thể, các điểm có nguy cơ sạt lở trên quốc lộ 32 gồm điểm Km 237+00 - Km 243 + 00 (dốc 3 tầng), Km 260 + 00 - Km 274 + 00 (đèo Khau Phạ); trên quốc lộ 37 từ Km 348 + 00 - Km 356 + 00 (đèo Lũng Lô); trên tuyến đường Văn Chấn - Trạm Tấu (tỉnh lộ 174) có các điểm sụt ta luy dương từ Km 9 + 00 – Km 17 + 00, Km 20 + 00 - Km28 + 00 và các vị trí có ruộng nước trên ta luy dương, vị trí dân lấy nước qua đường và đường tràn Nậm Cò Noòng (Km 6 + 00); tuyến đường Hợp Minh - Mỵ (đường tỉnh 172) có các điểm ta - luy dương từ Km 30 + 00 - Km 35 + 00.

Ngay khi xác định các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở, ách tắc, Công ty lên phương án phối hợp với ngành giao thông các tỉnh lân cận tổ chức phân luồng từ xa khi có tình huống xảy ra.
 
Theo đó, trong trường hợp ách tắc giao thông (đoạn Nghĩa Lộ - Vách Kim), các phương tiện tham gia giao thông từ Hà Nội đi các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai di chuyển theo hướng đèo Khế đến Km 172, quốc lộ 32 đi theo quốc lộ 37 qua thành phố Yên Bái đến Km 271, Quốc lộ 37 đi quốc lộ 70 về Lào Cai, Lai Châu hoặc đi theo tuyến quốc lộ 32C, qua cầu Văn Phú qua thành phố Yên Bái đi quốc lộ 7, hoặc đi theo quốc lộ 37 đến Km 283 + 500 (cầu vượt đường quốc lộ 37 của đường cao tốc) lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Các phương tiện tham gia giao thông từ Lai Châu qua Than Uyên về Hà Nội, Yên Bái đi theo tuyến quốc lộ 4C đi Lào Cai, quốc lộ 70 hoặc đi quốc lộ 279 về quốc lộ 70 - Hà Nội.
 
Đối với trường hợp ách tắc tại đèo Lũng Lô, đoàn từ Km 351 - Km 356 quốc lộ 37, các phương tiện tam gia giao thông huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đi theo hướng từ Km 339, quốc lộ 37 (ngã ba Cầu Gỗ) đi quốc lộ 32 (qua đèo Khế) về ngã ba Thu Cúc đi theo hướng quốc lộ 32B đi Phù Yên và ngược lại.

Bên cạnh đó, Công ty bố trí dự phòng các biển báo, biển chỉ dẫn, rào chắn phân luồng bảo đảm giao thông; chủ động hợp đồng cụ thể với các mỏ khai thác vật liệu để chủ động khi cần thiết phải sử dụng vật liệu nổ. Các vật tư, vật liệu này được Công ty bố trí tại 3 khu vực có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp, hỗ trợ khi cần huy động gồm: Km 200, Km 265, Km 303 (quốc lộ 32). 

Ngoài ra, Công ty chủ động theo dõi, bám sát tình hình thời tiết và tổ chức trực, báo cáo 24/24h để kịp thời triển khai phương án, máy móc, nhân lực khắc phục sự cố khi có thiên tai xảy ra.

Hùng Cường

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Giá vàng miếng SJC giảm sau 2 ngày tăng mạnh.

Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều bất ngờ giảm sau khi tăng mạnh 2 ngày qua. Theo đó, giá vàng miếng quanh mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục