Yên Bái: 29 người thương vong, thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng do bão số 3

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/7/2018 | 10:26:37 AM

YênBái - YBĐT - Theo Báo cáo nhanh số 301-BC/TU của Tỉnh ủy Yên Bái, tính đến 7 giờ sáng ngày 21/7, mưa lũ đã làm 29 người chết, mất tích và bị thương; 3.877 ngôi nhà bị thiệt hại, 1.915 ha diện tích nông nghiệp cùng nhiều công trình thủy lợi, giao thông, viễn thông bị ảnh hưởng. Thiệt hại ban đầu khoảng 200 tỷ đồng.

Một ngôi nhà ở Mù Cang Chải bị sập đổ do trận mưa lũ sáng 20/7.
Một ngôi nhà ở Mù Cang Chải bị sập đổ do trận mưa lũ sáng 20/7.

29 người thương vong gồm: 10 người chết (Văn Chấn 4, Mù Cang Chải 5, Trấn Yên 1), 8 người mất tích (Văn Chấn 6 người, Văn Yên 02 người), 11 người bị thương (Văn Chấn 7 người, Trấn Yên 4 người).

Toàn tỉnh có 3.877 ngôi nhà bị thiệt hại. Trong đó: bị sập, trôi hoàn toàn 97 nhà; bị thiệt hại rất nặng (50-70%) 189 nhà; bị ngập nước, sạt lở taluy, tốc mái, hư hỏng 3.591 nhà; đã di dời khẩn cấp 691 nhà trong vùng đặc biệt nguy hiểm đến nơi an toàn.

Về nông nghiệp, khoảng 1.915 ha diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại (Trấn Yên 930 ha, thành phố Yên Bái 500 ha, Văn Yên 289ha, Văn Chấn 121 ha, Yên Bình 50 ha, thị xã Nghĩa Lộ 10 ha, Trạm Tấu 3 ha); 1.236 con gia súc, gia cầm bị chết (trong đó: 216 con gia súc,  1.020 con gia cầm).

Mưa lũ cùng làm thiệt hại 260 ha nuôi thủy sản (Trấn Yên 132 ha, Nghĩa Lộ 01 ha, thành phố Yên Bái 120 ha, Yên Bình 02 ha).

Bên cạnh đó,  21 tuyến đường giao thông, 5 cầu đã bị hư hỏng. Ngập úng, tắc đường nhiều điểm trên các tuyến đường tỉnh 163, 166, 172, 175 với nhiều điểm ngập sâu trên dưới 1m.

Tại thành phố Yên Bái, mưa lớn đã gây ngập úng, chia cắt nhiều thôn, tổ. Toàn thành phố cỏ trên 2.500 hộ bị ảnh hưởng phải di dời tạm thời để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, một số công trình thủy lợi tại thị xã Nghĩa Lộ bị sạt lở nghiêm trọng tại một sổ điểm, gồm: kè suối Nậm Tộc giáp mổ cầu treo bản Bay xã Nghĩa Phúc tiếp tục bị sạt lở, có nguy cơ bị sập cầu treo; sạt lở kè bê tông bờ trái suối Nung dài 40 m; sạt lở bờ phải suối Nung dài 200 m, sâu vào 5 m; trôi 100 m ống xi - phông của các công trình thủy lợi thuộc thị xã Nghĩa Lộ (50m ống của Công ty Thủy lợi Nậm Đông 2; 50m ống của Công ty Thủy lợi Que Ngoa). 

Tại huyện Văn Chẩn: sạt lở l00 m kè bờ đất suối Thia tại thôn bản Vãn, xã Sơn A với chiều dài 100m,  rộng 4m....

Mưa lũ làm 24 cột điện bị gãy đổ; nhiều tuyến cáp viễn thông đến các huyện bị đứt gây mất liên lạc cục bộ tại một số địa phương.

Ước tính thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng.
 
Hiện nay, công tác cứu trợ đang được triển khai tích cực. Các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn và di dời dân đến nơi an toàn.
 
Được biết, toàn tỉnh đã huy động trên 17.000 người và tập trung tối đa các phương tiện, thực hiện đồng bộ các biện pháp tìm kiếm người mất tích. Trong đó, tỉnh đã huy động trên 3.000 cán bộ, chiến sỹ công an, quân đội, dân quân tự vệ; các huyện, thị xã, thành phổ huy động lực lượng tại chỗ trên 15.000 người; Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đã kịp thời cử gần 300 chiến sỹ đến cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bước đầu, tỉnh đã quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng/người đối với hộ gia đình có người chết, mất tích; hỗ trợ 3,0 triệu đồng đối với người bị thương; hỗ trợ 25 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; hỗ trợ 10 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị hư hỏng nặng; hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn 15 kg gạo/khẩu/tháng (trước mắt trong thời gian 01 tháng) để người dân ổn định cuộc sống và sản xuất.

Cuối ngày 20/7, các địa phương đã bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống; rà soát, tìm những địa điểm đất nền để dự kiến làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn.

Tính đến 7h sáng  nay (21/7/2018) các địa phương đã tìm được 10 thi thể và cứu hộ kịp thời 7 người bị cô lập tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn về nơi an toàn. 

Các quốc lộ, tỉnh lộ và tuyến đường đến trung tâm xã đã cơ bản được khắc phục, đảm bảo giao thông thông suốt. Đảm bảo nơi ở tạm thời cho các hộ dân bị mất nhà, phải di dời.
 
YBĐT

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục