Yên Bái và Sơn La được chọn thí điểm xây dựng đập ngăn lũ bùn đá theo công nghệ Nhật Bản

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/11/2018 | 3:40:05 PM

YênBái - YBĐT - Tổng cục Phòng chống thiên tai vừa lập dự án thí điểm khẩn cấp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và báo cáo Chính phủ thí điểm công nghệ đập ngăn lũ bùn đá theo công nghệ Nhật Bản tại hai tỉnh Yên Bái và Sơn La. Đây là hai địa phương có địa hình đồi núi, độ dốc lớn phù hợp với đặc thù công nghệ này.

Hình ảnh trận lũ quét kinh hoàng tại huyện Mù Cang Chải đêm 2 rạng sáng ngày 3/8/2017
Hình ảnh trận lũ quét kinh hoàng tại huyện Mù Cang Chải đêm 2 rạng sáng ngày 3/8/2017

Cụ thể, tại thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái và xã Nậm Păm, huyện Mường La, Sơn La sẽ thí điểm lắp đặt hệ thống quan trắc, cảnh báo lũ bùn đá và xây dựng hệ thống đập ngăn bùn đá.

Dự án cũng có tài liệu hướng dẫn và tiêu chuẩn thiết kế đập để có thể ứng dụng rộng trên cả nước ở những địa hình tương tự. 

Đập ngăn lũ bùn đá có tên Sabo Dam được thiết kế dựa trên số liệu khảo sát thực tế về chiều cao sườn dốc, khoảng cách cũng như những đối tượng phía dưới cần bảo vệ khi lũ quét, lũ bùn đá xảy ra. Đập được tính toán đủ lực để ngăn lại lượng đất đá tràn xuống phía dưới. 


Mô hình ngăn bùn, đá của đập Sabo Dam ứng dụng tại Nhật Bản được các chuyên gia giới thiệu tại Hội thảo khoa học về phòng chống thiên tai tại Hà Nội ngày 9/11 vừa qua. 

Sẽ có hai dạng đập được thiết kế gồm đập hở và đập kín. Với đập kín thì sẽ ngăn toàn bộ lượng bùn đất, gỗ tràn xuống giống một bức tường chắn. Đập hở là các kết cấu thép được thiết kế cho nước và lượng đất đá kích thước nhỏ có thể chảy qua, chỉ giữ lại đất, đá kích thước lớn. 

Theo các chuyên gia Nhật Bản, công nghệ này chi phí thấp, tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước. Ở những khu vực có cơ sở vật chất quan trọng (trường học, nhà dân...) cần thiết kế nhiều đập đủ để bảo vệ các đối tượng này. Còn các khu vực chỉ có sông suối, không có nhà dân hay công trình nào ở dưới thì sẽ tính toán xây dựng đập phù hợp.

Được biết, công nghệ này hiện đã được ứng dụng nhiều tại các địa phương thường xảy ra lũ quét, lũ bùn đá ở Nhật Bản.
Thanh Thủy

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục