Khuôn Bổ - thôn nông thôn mới kiểu mẫu

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/1/2019 | 11:23:16 AM

YênBái - Hồng Ca là xã vùng cao của huyện Trấn Yên thì Khuôn Bổ là thôn đặc biệt khó khăn của xã nhưng lại được xã, huyện chọn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu. 

Lãnh đạo huyện Trấn Yên trao giấy khen cho tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong XDNTM.
Lãnh đạo huyện Trấn Yên trao giấy khen cho tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong XDNTM.

Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự đồng lòng chung sức của nhân dân, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã có những đổi thay diệu kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, hình thành sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường, đường sá đi lại thuận tiện, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, đời sống tinh thần người dân được nâng lên.

Được thành lập từ năm 2000, với 25 hộ dân chủ yếu là đồng bào Mông được tách ra từ bản Đồng Ruộng và Hồng Lâu. Sau 18 năm hình thành và phát triển, đến nay, đã có 78 hộ dân với trên 420 nhân khẩu và đã trở thành một thôn phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc. Càng vui hơn khi Khuôn Bổ được xã, huyện chọn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu. 

Với quan điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cốt lõi là người dân phải có thu nhập và năm sau phải cao hơn năm trước, do đó, với việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh, việc tập trung vào phát triển sản xuất và mở mang ngành nghề để nâng cao thu nhập cho người nông dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được địa phương quan tâm. 

Từ đó, Khuôn Bổ tập trung cải tạo vườn tạp, bố trí lại cơ cấu cây trồng, loại bỏ những cây trồng kém hiệu quả, tận dụng đất trồng cây có giá trị kinh tế cao để tăng thêm thu nhập cho người dân và làm thay đổi tập quán canh tác của nhân dân; người dân đã biết tận dụng những mảnh đất nhỏ tại vườn nhà để trồng rau, quả phục vụ cho nhu cầu gia đình và bước đầu đã có sản phẩm bán ra thị trường để tăng thêm nguồn thu nhập. 

Cùng với đó là đưa mô hình trồng mới tre măng Bát độ, cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả cao so với các cây trồng truyền thống. Người dân, nhất là bà con dân tộc Mông đã tham gia nhiệt tình cải tạo vườn tạp, trồng tre măng Bát độ, trồng quế, trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. 

Nhờ vậy, đến nay, toàn thôn có gần 70 ha tre măng Bát độ hàng hóa; trên 150 ha quế và hàng chục héc - ta cây ăn quả có múi mang lại giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh chăn nuôi nông hộ, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân trong thôn.

Hiện nay, trên địa bàn thôn đã xây dựng 1 mô hình do thanh niên khởi nghiệp trồng cây gáo vàng, sa nhân, nuôi lợn rừng, hươu sao. Từ sản xuất nông lâm nghiệp, mỗi năm đã mang về cho người dân hàng tỷ đồng; nhờ đó, cuộc sống người dân được nâng lên rõ rệt. 

Cách đây vài năm, cả thôn có quá nửa hộ đói nghèo thì kết thúc năm 2018 thu nhập bình quân đã đạt 30 triệu đồng/người/năm, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn chưa đầy 10%. Bà con ở Khuôn Bổ có 100% là nhà gỗ khang trang, có nhà tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ. 

Từ một thôn đặc biệt khó khăn, nay hạ tầng cơ sở được xây dựng khang trang, đáp ứng cho phát triển. 100% đường ngõ, đường xóm được cứng hóa, trên 70% đường trục thôn, đường nội đồng được bê tông hóa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong 4 mùa. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia... 

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được quan tâm; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT đạt trên 90% - một con số ấn tượng ở một thôn người Mông. 

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. 

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa và thị trường mang lại hiệu quả cao; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển mạnh, cảnh quan môi trường, đường làng ngõ xóm sạch đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, là nền tảng quan trọng để Khuôn Bổ ngày một phát triển mạnh mẽ. 

Thanh Phúc

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục