Đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kế nối với Nội Bài - Lào Cai

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/12/2019 | 2:30:25 PM

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).

Dự án trên được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT với mức tổng đầu tư 3.271,09 tỷ đồng tại thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và huyện Đoan Hùng, huyện Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Theo phạm vi đầu tư, Dự án được đầu tư xây dựng mới đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ tổng chiều dài khoảng 40,2 km (địa phận tỉnh Tuyên Quang khoảng 11,63 km; địa phận tỉnh Phú Thọ khoảng 28,57 km). Điểm đầu của Dự án là km 0+00 (Quốc lộ 2-km 127+500) thuộc xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Điểm cuối km 40+200 kết nối với núi giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Tuyến đường trên được thiết kế với vận tốc Vtk =80 km/h, Bnền = 17 m, Bmặt = 14 m (4 làn xe cơ giới).

Mục đích của việc đầu tư Dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 2; rút ngắn thời gian vận chuyển, kết nối giữa tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ với mạng lưới giao thông trong khu vực và hệ thống giao thông quốc gia, nâng cao hiệu quả khai thác của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ nói riêng và khu vực trung du và miền núi phái Bắc nói chung; đảm bảo an ninh quốc phòng, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải của cả nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Tuyên Quang tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch được duyệt, quy định của Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/5/2015; chỉ đạo thực hiện nguyên tắc tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư Dự án theo quy định tại Nghị định số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Phú Thọ và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai Dự án; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí...

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục