Giữ vững nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 30/5/2020 | 8:57:16 AM

YênBái - Để giữ vững nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn”, với vai trò là chủ sở hữu và quản lý nhãn hiệu, Hội Nông dân huyện Văn Chấn đã vận động nông dân thành lập các tổ liên kết và hợp tác xã trao đổi, hỗ trợ nhau sản xuất đúng quy trình và trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần giữ vững và khẳng định uy tín chất lượng vùng cam lớn nhất của tỉnh Yên Bái.

Tham gia sản xuất cam an toàn, hơn 4 năm nay, anh Trần Thanh Tùng ở thôn Kiến Thịnh, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đã tự sản xuất phân hữu cơ từ việc nuôi giun quế bằng phân trâu ủ hoai bón cho cây tạo độ mùn và tơi xốp cho đất. Ngoài ra, anh không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất kích thích tăng trưởng đói với sản phẩm cam của gia đình.

Xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc giữ  nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn”, vợ chồng ông Hoàng Văn Sứng, thôn Bằng Là 2, xã Đại Lịch luôn tự tay làm cỏ, cắt tỉa cành, làm ống nhựa diệt côn trùng thay thế thuốc bảo vệ thực vật. Với kinh nghiệm trồng cam gần 20 năm nay, ông Sứng thuộc nằm lòng việc phải chăm bón thế nào để cây cam cho quả mẫu mã đẹp, chất lượng mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.


Anh Trần Thanh Tùng, thôn Kiến Thịnh, xã Chấn Thịnh dùng phân nuôi giun quế từ phân chuồng ủ hoai bón cho vườn cam của gia đình.



Tháng 12 năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn” cho sản phẩm cam quả của huyện Văn Chấn. Vùng cam được cấp nhãn hiệu gồm 9 xã, thị trấn với tổng diện tích 517,7 ha, 491 hộ tham gia sản xuất. 

Sau hơn 3 năm toàn huyện Văn Chấn đã mở rộng trên 1.500 ha. Những người trồng cam Văn Chấn đã thay đổi rõ rệt nhận thức và hành động ứng dụng các biện pháp canh tác sinh học, bón phân vô cơ, cải tạo đất bằng phân vi sinh hữu cơ thay thế phân hóa học, phun thuốc, cách ly theo đúng thời gian quy định. 

Để quản lý và bảo vệ, giữ vững nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn” với vai trò là chủ sở hữu và quản lý nhãn hiệu, Hội Nông dân huyện Văn Chấn đã vận động nông dân thành lập các tổ liên kết và hợp tác xã trao đổi, hỗ trợ nhau sản xuất đúng quy trình và trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần giữ vững và khẳng định uy tín chất lượng vùng cam lớn nhất của tỉnh Yên Bái.

Minh Huyền - Mạnh Cường

Tags Cam Văn Chấn Đại Lịch Chấn Thịnh

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục