Yên Bái dự Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2021

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/12/2021 | 1:59:18 PM

YênBái - Sáng 29/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2021.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái

Tham dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; lãnh đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở.

Năm 2021, giá trị gia tăng toàn ngành tăng 2,85-2,9%

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản nhưng ngành nông nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá cao; các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt, vượt mức Chính phủ giao. Năm 2021, giá trị gia tăng toàn ngành tăng 2,85-2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%; kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 48,6 tỷ USD….

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nông nghiệp vẫn luôn khẳng định vai trò bệ đỡ, là cứu cánh góp phần ổn định đời sống người dân trong những lúc khó khăn và còn bảo đảm lương thực cho một phần thế giới. 

Thủ tướng chỉ ra một số giải pháp trọng tâm của ngành nông nghiệp trong đó yêu cầu ngành cần đổi mới mạnh mẽ tư duy; nâng cao tầm dự báo chiến lược kịp thời, chính xác hơn; tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả và đem lại giá trị gia tăng cao hơn. 

Trước hết, phải tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2021 - 2025; quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. 

Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền, đi đôi với hoàn thiện thể chế. Đa dạng hóa thị trường, xây dựng sản phẩm thương hiệu thúc đẩy cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp quốc gia, khai thác tối đa FTA. Đặc biệt chú trọng chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhất là để thúc đẩy thương mại điện tử, kết nối cung cầu. 

Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa và chuyển đổi số trong nông nghiệp; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển các cụm liên kết chế biến gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác liên kết sản xuất, chế biến kết nối với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế. 

Đẩy nhanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch- Đầu tư hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất Chương trình làm sao xây dựng nông thôn mới phải đi đôi với tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của từng vùng miền gắn với đô thị hóa, tránh làm theo phong trào, hình thức, lãng phí…

Các chỉ tiêu cơ bản năm 2022 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Tốc độ tăng trưởng toàn ngành 2,8 - 2,9%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 2,9 - 3,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 49 tỷ USD; tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trên 73%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 92,5%; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42% và nâng cao chất lượng rừng.

Văn Thông

Tags Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục