Thực hiện Nghị quyết 69 ở Lục Yên - động lực cho sản xuất hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/6/2022 | 7:51:59 AM

YênBái - Nghị quyết (NQ) số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 sau hơn một năm triển khai, thực hiện đã tạo động lực cho nhiều hộ dân ở huyện Lục Yên mở rộng phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là với chăn nuôi.

Cán bộ huyện và xã Minh Xuân tham quan mô hình chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 69 của ông Nguyễn Quang Viện, thôn Loong Tra, xã Minh Xuân.
Cán bộ huyện và xã Minh Xuân tham quan mô hình chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 69 của ông Nguyễn Quang Viện, thôn Loong Tra, xã Minh Xuân.

Ngay sau khi triển khai, NQ 69 đã được người dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lục Yên quan tâm và chủ động đầu tư mở rộng, nâng cấp quy mô chuồng trại, đàn vật nuôi để chuyển chăn nuôi quy mô hộ gia đình từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. 

Sẵn có vốn và nhiều năm kinh nghiệm về chăn nuôi trâu, bò, nên ngay khi được chính quyền địa phương thông tin, phổ biến về chính sách của NQ 69, gia đình ông Nguyễn Quang Viện, thôn Loong Tra, xã Minh Xuân đã mạnh dạn đăng ký mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên/mô hình. 

Ông Viện chia sẻ: "Trước đây, ngoài chăn nuôi trong nhà, tôi còn đi mua trâu, bò về bán, nên gia đình thường xuyên duy trì đàn gia súc trên chục con. Trong 2 năm trở lại đây, ảnh hưởng của dịch bệnh, trâu, bò xuống giá, dẫn đến mua về khó bán nên sẵn có đất vườn tạp rộng, tôi vận động vợ con trồng hơn mẫu cỏ, xây dựng lại chuồng theo hướng bán chăn thả với quy mô nuôi 15 con trở lên để nuôi nhốt trâu, bò những lúc mua về nhiều chưa bán được. Năm 2022, nhờ NQ 69 hỗ trợ, tôi càng thêm quyết tâm duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi trâu, bò theo hướng chăn nuôi vỗ béo rồi bán xoay vòng”. 

Để có thức ăn giàu dinh dưỡng giúp đàn vật nuôi phát triển tốt, ngoài cho ăn cỏ xanh, thức ăn tinh bột như: cám gạo, ngô, ông Viện còn học kỹ thuật ủ chua lên men cỏ và sắn để tăng dinh dưỡng cho vật nuôi. 

Ông Lương Ngọc Liên ở thôn Nà Bó, xã Khánh Thiện cũng có nhiều năm chăn nuôi lợn và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho lợn. Năm 2021, ông Liên mạnh dạn đầu tư chuồng trại, đăng ký tham gia 2 mô hình, gồm một mô hình nuôi lợn và một mô hình chăn nuôi dê. 

Ông Liên phấn khởi cho biết: "Trước đây, tôi chăn nuôi ở nhà, đất chật hẹp nên không mở rộng chăn nuôi được. Năm 2021, từ sự hỗ trợ theo NQ 69, tôi quyết định đầu tư trang trại ở khu đất vườn đồi để phát triển chăn nuôi. Trong đó, tôi xây dựng một mô hình nuôi lợn với quy mô 3 lợn nái, 20 lợn thịt trở lên và một mô hình nuôi dê do con trai đứng tên với quy mô từ 30 con trở lên". 

Được biết, sau hơn 1 năm tích cực đầu tư chuồng trại, con giống, hiện mô hình nuôi lợn đã đủ tiêu chí 3 lợn nái, trên 20 con lợn thịt và được nghiệm thu. Mô hình nuôi dê đã phát triển được 25 con, với 8 con là giống dê bo (dê lai) mua từ Vĩnh Phúc và đang cố gắng mua thêm con giống để sớm đạt tiêu chí 30 con/mô hình để được nghiệm thu. 

Có thể thấy, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện NQ 69, chăn nuôi ở huyện Lục Yên đã có bước chuyển biến đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế. Toàn huyện hiện có 256 hộ đăng ký thực hiện mô hình theo NQ 69; trong đó, có 108 mô hình chăn nuôi lợn; 51 mô hình chăn nuôi trâu, bò; 47 mô hình chăn nuôi gia cầm; 12 mô hình chăn nuôi dê và số còn lại là mô hình nuôi trồng khác. 

Nhờ động lực, hiệu quả từ NQ 69, đến hết tháng 5/2022, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 103.420 con; trong đó, đàn trâu 17.830 con; bò 1.590 con; lợn 84.000 con cùng nhiều gia cầm và sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 3.910 tấn. 

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả NQ 69, tạo động lực giúp nhân dân mở rộng phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo, cùng với làm tốt công tác tuyên truyền, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tiếp tục lựa chọn, rà soát các hộ có tiềm lực, tâm huyết để hướng dẫn đăng ký thực hiện quy định về chuồng trại, mua con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu, giải ngân theo quy định.

A Mua

Tags Nghị quyết 69 Lục Yên sản xuất hàng hóa chăn nuôi động lực

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục