Yên Bái giữ đà tăng trưởng xuất khẩu cuối năm

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/11/2022 | 7:32:31 AM

YênBái - Kinh tế thế giới đang phục hồi, nhu cầu thị trường tăng vào dịp cuối năm là cơ hội để xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là nhóm hàng mà Yên Bái có lợi thế cạnh tranh.

Cán bộ Chi cục Hải quan Yên Bái thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp của tỉnh.
Cán bộ Chi cục Hải quan Yên Bái thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp của tỉnh.

Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu hàng hóa của tỉnh rất khả quan. Các mặt hàng chủ lực của tỉnh tăng trưởng so với cùng kỳ về sản lượng và kim ngạch. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 11 ước đạt 25,2 triệu USD và tuy có giảm 4,7% so với thực hiện tháng 10 (tương đương 1,25 triệu USD) nhưng lại tăng 29% so cùng kỳ (tương đương 5,5 triệu USD). 

Nguyên nhân xuất khẩu hàng hóa tháng 11 giảm so với tháng 10 là do tình hình lạm phát của các thị trường nước ngoài; khó khăn mọi mặt do hậu quả của dịch bệnh, của cuộc chiến Nga - Ukraina; biến động của các loại nguyên liệu, đặc biệt là mặt hàng xăng, dầu trong nước. 

Nhóm mặt hàng gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh (38%) nhưng vẫn giảm nhẹ so với tháng trước (giảm 0,5 triệu USD) do mặt hàng này xuất khẩu sang thị trường Mỹ bị ảnh hưởng do liên quan đến phòng vệ thương mại và tình hình lạm phát, thắt chặt chi tiêu ở thị trường nhập khẩu mặt hàng gỗ lớn nhất của Việt Nam. Lũy kế 11 tháng của năm 2022, giá trị xuất khẩu ước đạt 274,1 triệu USD, tăng 6% so kế hoạch (tương đương 17 triệu USD), tăng 32% so với cùng kỳ (tương đương 67 triệu USD).

Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), cơ sở thực hiện quy định tăng cường phòng, chống dịch Covid-19; duy trì sản xuất ổn định; thực hiện các nội dung chương trình phục hồi kinh tế. Qua đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt cao và nhiều mặt hàng xuất khẩu năm trước gặp khó khăn do dịch bệnh nên xuất khẩu đạt thấp thì nay tăng mạnh, nhất là ở nhóm nông lâm sản chế biến; nhóm chế biến khoáng sản tăng trưởng đều... 

Riêng với mặt hàng gỗ xuất khẩu có sự tăng mạnh so với năm 2021 là do 2 DN xuất khẩu tủ bếp gỗ sang thị trường Mỹ, đó là Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong và Công ty TNHH Tủ bếp Cao Tiệp Việt Nam (doanh thu của 2 DN này chiếm 10% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh); vì vậy, tỷ trọng nhóm hàng nông lâm sản chế biến tăng 279% so cùng kỳ. Với đà tăng trưởng và giá trị xuất khẩu 11 tháng rất khả quan, dự ước cả năm 2022 giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh sẽ vượt mức kế hoạch đề ra.

Cùng với những tín hiệu tích cực của xuất khẩu thì tình hình phát triển DN trên địa bàn tỉnh thời gian qua ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng năm 2022, toàn tỉnh đã thực hiện cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 268 DN (bằng 98,5% cùng kỳ, đạt 89,3% so với kế hoạch) với tổng số vốn đăng ký là 3.358,7 tỷ đồng; trong đó, có 6 DN tư nhân, vốn đầu tư 11,8 tỷ đồng; 160 công ty TNHH 1 thành viên, vốn điều lệ 752,2 tỷ đồng; 44 công ty TNHH 2 thành viên trở lên, vốn điều lệ 702,9 tỷ đồng; 58 công ty cổ phần, vốn điều lệ 1.891,6 tỷ đồng. 

Cùng đó, thành lập 14 chi nhánh, 14 văn phòng đại diện và 114 địa điểm kinh doanh mới; làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký DN cho 780 DN, nâng tổng số DN trên địa bàn lên 2.920 DN; trong đó, công ty TNHH 1.860 DN; công ty cổ phần 652 DN; DN tư nhân 349 DN; DN FDI 46 DN; DN 100% vốn nhà nước (địa phương quản lý) 10 DN; DN 100% vốn nhà nước (trung ương quản lý) 3 DN.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, tỉnh tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành cùng chính quyền các địa phương quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư trên địa bàn tỉnh; tiếp tục hỗ trợ, phát triển DN, nhất là DN nhỏ và vừa, DN tư nhân, các DN đang gặp khó khăn; chủ động triển khai các bước để hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi cho các dự án sản xuất, kinh doanh sớm đi vào hoạt động; tăng cường các hoạt động kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Tiếp tục cung cấp thông tin, hỗ trợ tạo điều kiện để DN tham gia hội chợ triển lãm, các sự kiện kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ DN kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP thông qua các hệ thống phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; duy trì công tác hợp tác xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành trong cả nước; hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ nông sản, hàng hóa của tỉnh và các tỉnh, thành phố.

Quang Thiều

Tags Yên Bái tăng trưởng xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu công ty cổ phần

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục