Văn Chấn triển khai nhiều đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/1/2023 | 7:46:41 AM

YênBái - Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều đề án như: Đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô hộ gia đình theo hướng bán chăn thả; phát triển vùng sản xuất nếp tan Tú Lệ, hoặc đa dạng hóa các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

Nhiều hộ dân vùng cao Văn Chấn tham gia đề án chăn nuôi gia súc theo hướng bán chăn thả mang lại hiệu quả cao.
Nhiều hộ dân vùng cao Văn Chấn tham gia đề án chăn nuôi gia súc theo hướng bán chăn thả mang lại hiệu quả cao.

Đưa chúng tôi đi thăm đồi chè Shan tuyết của gia đình, trên con đường được bê tông hóa, ông Lò Văn Thành ở thôn Bản Đồn, xã Gia Hội chia sẻ: Hơn 5 năm trước, đây vẫn là đồi chè trung du, năng suất thấp được gia đình tôi trồng từ năm 1982.  Sau khi tham gia đề án phát triển chè Shan tuyết vùng cao tại địa phương, gia đình tôi không chỉ được hỗ trợ về cây giống mà còn được tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật (KHKT) trồng và chăm sóc, thu hoạch… 

"Hiện, mỗi năm gia đình tôi thu hái trên 15 tấn chè búp tươi, giá cả ổn định từ 5.000 - 6.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu gần 100 triệu đồng. Cùng đó, năm 2021, gia đình tôi cũng mạnh dạn trồng thêm 55 cây mắc ca xen chè theo đề án trồng cây mắc ca; đến nay, các diện tích đều sinh trưởng, phát triển tốt và hy vọng sẽ tăng thêm nguồn thu cho gia đình trong những năm tới”- Ông Thành cho biết. 

Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều đề án như: đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô hộ gia đình theo hướng bán chăn thả; phát triển vùng sản xuất nếp tan Tú Lệ, hoặc đa dạng hóa các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: trồng dâu nuôi tằm tại các xã: Chấn Thịnh, Sơn Lương, Sơn Thịnh, thị trấn Nông trường Liên Sơn; đề án phát triển vùng quế tập trung và chè Shan tuyết vùng cao; phát triển cây ăn quả có múi ở các xã vùng ngoài; đề án trồng cây na dai tại các xã: Suối Bu, Đồng Khê... 

Cùng đó, trong 2 năm gần đây, huyện đã triển khai đề án trồng cây măng sặt tại một số xã. Để triển khai đa dạng hóa các đề án phát triển nông nghiệp có hiệu quả, huyện Văn Chấn đã tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác. 

Đồng thời, xây dựng cơ chế hỗ trợ kịp thời từ khâu cây giống đến tập huấn chuyển giao KHKT, tìm đầu ra sản phẩm cho người dân. Theo đó, các đề án phát triển nông nghiệp triển khai trên địa bàn, nhất là đề án trồng dâu nuôi tằm đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

Ông Đinh Văn Mong - Giám đốc Hợp tác xã Dâu tằm Sơn Thịnh cho biết: "Khi vùng trồng dâu ổn định, chúng tôi đang tập trung mở rộng về quy mô nhà tằm. Với giá cả ổn định từ 150.000 - 160.000 đồng/kg kén như hiện nay, thu nhập từ 1 ha dâu tằm mang lại gần 400 triệu đồng/năm”.

Triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất, đề án phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn trong vài năm trở lại đây, đã có tác động tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. 

Cụ thể hóa các chương trình hành động của Tỉnh ủy và các chương trình, kế hoạch của huyện về phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn, huyện Văn Chấn cũng đã hình thành, triển khai các dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hình thành phương thức, quan hệ mới trong sản xuất như: dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cam Văn Chấn, chè búp tươi, cây dược liệu, sản phẩm gỗ... 

Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: Việc triển khai các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đổi mới tổ chức sản xuất, lấy hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp, áp dụng KHKT, công nghệ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của huyện Văn Chấn trên thị trường đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững. 

Cùng đó, huyện cũng đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, áp dụng quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Năm 2022, huyện Văn Chấn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Chè Shan tuyết Suối Giàng”, "Cam Văn Chấn” và Nhãn hiệu tập thể "Mật ong Văn Chấn. 

Ngọc Sơn

Tags Văn Chấn đề án chuyển dịch kinh tế tái cơ cấu nông nghiệp xây dựng nông thôn mới

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục