Trấn Yên tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/5/2023 | 2:02:22 PM

YênBái - Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Trấn Yên đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thu hút đầu tư đồng thời tích cực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.

Sản xuất, chế biến măng tre Bát độ tại Công ty TNHH Yamazaky, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.
Sản xuất, chế biến măng tre Bát độ tại Công ty TNHH Yamazaky, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên.

Xác định "hút” các dòng vốn đầu tư là một trong những nguồn lực quan trọng để kinh tế - xã hội phát triển, Trấn Yên đã luôn chú trọng các hoạt động thu hút, quảng bá đầu tư. 

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, huyện đã xây dựng và ban hành các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị dịch vụ và nguồn nhân lực; điều chỉnh quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các chương trình phát triển đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho thu hút đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của huyện.

Bên cạnh đầu tư hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, liên vùng kết nối với khu, cụm công nghiệp với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Trấn Yên đã huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đáp ứng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. 

Đặc biệt, với phương châm chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, bên cạnh triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, huyện đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; duy trì gặp gỡ, đối thoại định kỳ giữa lãnh đạo huyện với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm trợ giúp và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh đó, huyện đã chủ động phối hợp với các sở, ngành trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện để thu hút đầu tư. 

Với sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, công tác thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện, việc thu hút đầu tư đã góp phần khai thác tiềm năng lợi thế và động lực đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, trên địa bàn có 12 dự án cấp mới chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 193 tỷ đồng. 

Đến nay, Trấn Yên là nơi hội tụ của trên 240 doanh nghiệp, gần 90 hợp tác xã với 85 dự án, tổng số vốn đăng ký lên đến trên 12.000 tỷ đồng. Một số dự án lớn đã và đang được đầu tư và đi vào hoạt động như: Dự án đầu tư Nhà máy ươm tơ tự động tại xã Báo Đáp, công suất 150 tấn/năm của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Trấn Yên, vốn đầu tư 49 tỷ đồng; Nhà máy tủ bếp cao cấp Á Châu tại Khu công nghiệp Minh Quân; Nhà máy công nghiệp Sunwell Việt Nam (Công ty TNHH Cabinettry Sunwell Giang Tô); Nhà máy sản xuất hóa chất Link-Win, Nhà máy công nghiệp quốc tế Lâm Phong tại Khu công nghiệp Minh Quân... 

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tạo nên diện mạo mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương. Đó là làm gia tăng giá trị sản xuất, tăng thu ngân sách Nhà nước, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. 

Tính riêng trong 5 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện (theo giá hiện hành) đạt 900 tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài nhà nước ước đạt 851,8 tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 48,2 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 26,84 triệu USD đạt tăng 4,3% so với cùng kỳ. 

Thời gian tới, để tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, huyện Trấn Yên tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, thuế... 

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm, tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng; giải quyết khó khăn, vướng mắc về hồ sơ với các sở, ngành của tỉnh để cấp phép đầu tư và giao đất. 

Trấn Yên cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp khi đến đầu tư, trong đó tiếp tục ưu tiên, tập trung, hướng đến các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế với những dự án hàm lượng công nghệ cao, ít tác động đến môi trường sinh thái, tập trung thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực có thế mạnh phát triển như nông nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển dịch vụ, du lịch... 

Ngọc Trúc

Tags Trấn Yên đầu tư doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông thôn mới

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục