Mù Cang Chải từng bước chống thả rông gia súc

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thả rông gia súc tồn tại từ xa xưa trong cộng đồng người Mông ở Mù Cang Chải. Trước đây, rừng còn nhiều gia súc được thả vào rừng phó mặc cho “trời đất trông coi”. Đến mùa làm ruộng, làm nương đồng bào vào rừng tìm bắt gia súc về cày kéo, hết mùa vụ lại thả vào rừng, năm này qua năm khác.

Gia súc chăn thả tự nhiên - nguyên nhân cơ bản gây bùng phát dịch lở mồm long móng (LMLM) trên địa bàn huyện.
Gia súc chăn thả tự nhiên - nguyên nhân cơ bản gây bùng phát dịch lở mồm long móng (LMLM) trên địa bàn huyện.

Những năm gần đây, dân số tăng nhanh, rừng bị chặt phá để lấy đất sản xuất, diện tích bãi chăn thả ngày một thu hẹp, thức ăn khan hiếm... dẫn đến tình trạng gia súc phá hoại cây trồng gia tăng, lên đến hàng trăm ha. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nếu tình trạng thả rông gia súc không được ngăn chặn kịp thời, các diện tích chè, rừng mới trồng sẽ biến mất, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước và nhân dân. Gia súc thả rông cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản gây bùng phát dịch lở mồm long móng (LMLM) trên địa bàn huyện. Các chất thải của gia súc thả rông gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh ở người.

Trước thực tế đó, Đảng bộ huyện khóa XVI xác định, chống thả rông gia súc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ cần tập trung thực hiện quyết liệt, phấn đấu đến 2010 về cơ bản chấm dứt hoàn toàn tập quán thả rông gia súc. Để đạt được mục tiêu này, Đảng bộ đã ra Nghị quyết phát triển chăn nuôi giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến 2015. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước xóa bỏ dần tập quán thả rông gia súc, đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; cử cán bộ trực tiếp xuống các xã, hướng dẫn nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp; triển khai hiệu quả các chủ trương chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhất là các chính sách hỗ trợ về phát triển chăn nuôi.

Trong năm 2006, trên địa bàn huyện đã thu hút được nhiều dự án phát triển chăn nuôi như: Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò lai Shind cho xã Chế Tạo, trong 4 năm sinh sản được 128 con bê lai; Dự án Chia Sẻ trong 3 năm, đầu tư 844 con trâu, 43 con bò, 1.110 con dê, 51 con ngựa, 259 con lợn; Đề án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản của tỉnh, đầu tư 348 con bò trong vòng 2 năm... đưa tổng đàn gia súc của huyện lên 42.846 con, hàng năm cung cấp cho thị trường 1.000 - 1.500 tấn thịt hơi, trị giá trên 25 tỷ đồng. Để duy trì tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc từ 3 - 2,5%/năm theo Nghị quyết đề ra, Đảng bộ huyện rất chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, tăng cường củng cố đội ngũ cán bộ thú y cơ sở; tổ chức quy hoạch lại quỹ đất, hình thành vùng chăn nuôi, vùng sản xuất...; khuyến khích nhân dân trồng cỏ tạo nguồn thức ăn ổn định cho gia súc.

Hoàng Hải Lăng

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an.

Giá vàng SJC giữ mức 90,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 87,7 – 90,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới giữ nguyên mức 2.414,4 USD/oz. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn 16,37 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục